ClockThứ Hai, 01/01/2024 11:10

Chuyển đổi số góp phần gìn giữ giá trị di sản, văn hóa Huế

TTH - Chuyển đổi số (CĐS), xây dựng thương hiệu trên môi trường số là con đường hữu hiệu để phát huy giá trị di sản, đưa văn hóa, di sản đến gần hơn với công chúng.

Tiếp nhận gần 100 tư liệu, hiện vật từ tổ chức, cá nhân hiến tặngTrung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tặng tranh quý cho Bảo tàng Mỹ thuật HuếTriển lãm "Khám phá Quần thể điện Phụng Tiên""Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”

 Trải nghiệm dịch vụ thực tế ảo XR

Nâng tầm giá trị di sản

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ số và triển khai CĐS được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế xác định là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tối ưu để gìn giữ, phát huy và nâng tầm các giá trị di sản, văn hóa ngang tầm khu vực và quốc tế. Đưa du khách tiếp cận các di tích, cổ vật trưng bày ở các bảo tàng, các điệu nhạc của Nhã nhạc Cung đình Huế… thông qua ứng dụng số, trên không gian mạng còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nhiều chương trình CĐS từ Trung ương tới địa phương được đơn vị triển khai, phù hợp với quan điểm của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 “trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”. Trên cơ sở đó, Đề án CĐS của Trung tâm BTDTCĐ Huế giai đoạn 2022 – 2025 đặt ra ba mục tiêu chính: Xây dựng dịch vụ chính quyền số và hệ thống cơ chế, chính sách; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và tạo ra các giá trị gia tăng.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, đơn vị đưa vào vận hành hệ thống vé điện tử giúp du khách thuận tiện trong thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời cải tiến quy trình nghiệp vụ, chất lượng phục vụ. Ngoài ra, việc phân tích, tổng hợp dữ liệu từ hệ thống vé điện tử còn là cơ sở quan trọng cho việc dự báo, ra quyết định để tăng hiệu quả công tác quản lý, điều hành; dự báo tình hình khách tham quan tại các điểm di tích và sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm các dịch vụ. Trung tâm cũng đã tích hợp hệ thống nhận diện trí tuệ nhân tạo (AI), đếm số lượt khách tham quan, phương tiện giao thông di chuyển qua các cổng thành để kịp thời nhận diện, kiểm soát lưu lượng khách vào các điểm di tích. Từ tháng 11/2022, 100% địa điểm di tích tham quan bán vé cho du khách thông qua hệ thống vé điện tử.

“Dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR” cũng là mô hình mới mà đơn vị hợp tác thực hiện, nhằm trải nghiệm vật thể ảo ở các vị trí cụ thể trong quá trình tham quan Đại Nội. Ứng dụng App Di tích Huế giúp khách tra cứu thông tin một cách nhanh chóng, tiện ích nhất. Hệ thống sách điện tử cũng được triển khai tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Qua đó, các câu chuyện lịch sử, các bộ sách cổ đã được số hóa và đưa vào trưng bày cùng với phiên bản giấy.

Hình thành hệ thống dữ liệu và kho tri thức số

Với kỳ vọng phát triển Trung tâm BTDTCĐ Huế là Trung tâm nghiên cứu, thu thập dữ liệu, tập hợp các tư liệu cổ, hệ thống hóa các cơ sở dữ liệu toàn văn với ứng dụng công nghệ số hiện đại, thời gian qua, đơn vị đã bắt đầu chỉnh lý, hệ thống lại dữ liệu từ các phòng, ban đơn vị. Đến nay, đã có hơn 1.400 bộ hồ sơ được tạo lập, chỉnh lý tiến đến số hóa, đưa vào hệ thống phần mềm dữ liệu của di sản. Một số công trình trong quá trị hạ giải để trùng tu được ứng dụng công nghệ BIM để lưu trữ các khối cấu kiện, 3D hóa nhằm lưu trữ tư liệu, đồng thời đánh giá được quá trình thi công, phục hồi, tu bổ công trình.

Việc lưu trữ tư liệu về cổ vật cũng được quan tâm trong quá trình CĐS và tạo lập cơ sở dữ liệu về cổ vật. Đã có 207 cổ vật triều Nguyễn được scan, số hóa 3D để giới thiệu với công chúng. Thử nghiệm định danh 10 cổ vật gắn chíp đưa lên không gian mạng. Số hóa đưa vào sử dụng các mã QR thông tin một số bia tiến sĩ tại Văn Thánh, hệ thống Cửu Đỉnh, các cổ vật trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Tiến hành số hóa hệ thống dữ liệu của các công trình đã và đang triển khai trùng tu, tôn tạo; số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về cây xanh… Đây thực sự là nền tảng quan trọng, không những cho việc triển khai một cách hiệu quả Đề án CĐS mà còn làm tốt công tác phát huy giá trị di sản dựa vào dữ liệu hiện có mà Trung tâm đang quản lý.

CĐS đang là yêu cầu cấp thiết, xu hướng tất yếu với tất cả các lĩnh vực, trong đó CĐS trong văn hóa, di sản là nền tảng cho việc hoạch định các chính sách phát triển văn hóa – xã hội, an sinh quốc gia. Là đơn vị quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam, Di sản Tư liệu và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di tích… do đó CĐS, xây dựng thương hiệu trên môi trường số là con đường hữu hiệu để phát huy giá trị di sản, đưa văn hóa di sản đến công chúng. Đồng thời, ứng dụng CNTT và công nghệ số còn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tăng trải nghiệm cho du khách và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng tại các điểm di tích. Và càng đặc biệt hơn, CĐS đang góp phần gìn giữ giá trị di sản, văn hóa Huế, góp phần thay đổi diện mạo Quần thể di tích Cố đô Huế từng ngày.

Ưu tiên hàng đầu của Trung tâm là triển khai đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi quy trình xử lý công việc trên môi trường số và hệ thống hóa kho dữ liệu số của đơn vị.

HOÀNG VIỆT TRUNG

(Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế

TIN MỚI

Return to top