ClockChủ Nhật, 24/08/2014 05:53

Cần có chiến lược chấn hưng di sản văn hoá triều Nguyễn

TTH.VN - Nhà nước cần có chiến lược cụ thể để chấn hưng văn hoá Việt Nam, trong đó có di sản văn hoá của triều Nguyễn… là một trong những ý kiến tâm huyết mà nhà nghiên cứu văn hoá Huế Nguyễn Xuân Hoa đưa ra tại buổi toạ đàm khoa học về chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong phát triển của Thừa Thiên Huế” diễn ra chiều 23/8.

Hoạt động này do Hội đồng Lý luận Trung ương, Cơ quan Thường trực Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới, Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.04.14.11-15 "Định hướng phát triển văn hóa - sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch tổ chức.


Buổi tọa đàm nhận được nhiều tham luận, góp ý cũng như kiến nghị của lãnh đạo, các nhà nghiên cứu văn hóa

Phát biểu đề dẫn, GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài KX. 04.14.11-15 nhấn mạnh về vị thế, đặc sắc về văn hóa của một Huế kinh đô xưa và một Huế cố đô lịch sử, thành phố văn hóa của ASEAN hôm nay; đồng thời đưa ra một số vấn đề cần trao đổi thêm, như: Văn hoá đã “thấm” vào chính trị và kinh tế Thừa Thiên Huế như thế nào; Sắp tới, văn hoá có trở thành thế mạnh của địa phương không; Thừa Thiên Huế phải làm gì để quản lý văn hoá tốt hơn và để mối tương quan giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể trở thành một thể thống nhất…

Trên cơ sở những nội dung này, buổi tọa đàm đã nhận được nhiều tham luận, góp ý cũng như kiến nghị của lãnh đạo, các nhà nghiên cứu văn hóa. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các vấn đề như: Khó khăn trong việc huy động vốn cho công tác tu bổ di tích Cố đô Huế; Chính sách cụ thể cho các chủ nhà vườn, phủ đệ; Phân cấp thẩm định hồ sơ tu bổ công trình di tích; Chế độ cho nghệ nhân, nghệ sĩ; Quy hoạch lễ hội trong phạm vi cả nước để tạo điểm nhấn; Ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực văn hoá; Cần có chiến lược cụ thể cho việc chấn hưng văn hoá Việt Nam, trong đó có di sản văn hoá triều Nguyễn; Chiến lược phát triển văn hoá cần phải đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng sắp tới…

Những ý kiến này sẽ là cơ sở để Ban Chủ nhiệm đề tài KX.04.14.11-15 đề xuất với Đảng và Nhà nước cách tiếp cận mới, nhận thức mới về quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam từ đổi mới đến nay; đồng thời chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo và đúc rút những bài học kinh nghiệm cho quá trình này.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng

Tập sách nhỏ nhắn mang tên Nỗi niềm thời áo trắng (NXB Đại học Huế) vừa ra mắt bạn đọc của tác giả Nguyên Phương thật sự ấn tượng. Cuốn sách nhỏ với những câu chuyện ngắn chứa đựng cả thế giới tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc, day dứt, băn khoăn, trắc ẩn của người viết.

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà

TIN MỚI

Return to top