ClockThứ Ba, 16/07/2024 06:13

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

TTH - Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

Phố đêm, phố đi bộ Huế hưởng ứng Festival Huế 2024Giao lưu văn hoá, nghệ thuật Huế - Cergy: Nơi gặp gỡ của 2 nền văn hóaLan tỏa nét đẹp văn hoá truyền thống các dân tộc

Ông Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế

Di sản văn hóa dân gian có một đặc tính riêng, không bất biến mà thăng trầm theo thời cuộc. Trong thời đại 4.0, văn hóa dân gian đang đứng trước thử thách lớn: Nhiều lễ hội, hoạt động văn hóa cộng đồng…  bị lu mờ; sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nếp sống công nghiệp, đô thị gián tiếp khiến hoạt động văn hóa và nghệ thuật dân gian dần không còn phù hợp; nhiều hoạt động văn hóa chỉ duy trì phần “lễ”, phần “hội” bị lược bỏ một cách đáng tiếc…

Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi Chính phủ phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, việc phục hồi lễ hội truyền thống mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Một số địa phương của Thừa Thiên Huế đã chủ động khôi phục một số lễ hội dân gian có tính truyền thống, lâu đời ở các làng, xã, dẫu nhiều lễ hội không được tái hiện nguyên vẹn do đã gián đoạn một thời gian dài. Sự phục hồi này tuy chậm, nhưng đã thật sự tạo cơ hội cho nhiều lễ hội dân gian có giá trị văn hóa được quan tâm, gìn giữ. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý, giám sát và tư vấn cho hoạt động phục dựng các lễ hội dân gian vẫn còn không ít những bất cập. Hơn bao giờ hết, công tác này cần được quan tâm để các lễ hội dân gian giữ được màu sắc đặc trưng của văn hóa vùng đất. Tránh để diễn ra những sự việc đáng tiếc, để lại ấn tượng xấu trong lòng người dân và khách du lịch.

Dịp đầu năm, trò chơi văn hóa dân gian ở Huế có thể kể đến chơi đu, như đu tiên, đu nhún, đu rút, đu giàn xay… thường là tâm điểm cho một loạt các hoạt động văn hóa khác tạo nên lễ hội đón xuân. Ấy vậy mà theo thời gian, các lễ hội thưa dần, trò chơi dân gian cũng mất theo. Một số nơi tuy còn tổ chức dịp xuân chơi trò chơi truyền thống nhưng nghèo nàn, như chơi đu chỉ còn lại đu nhún, diễn ra ở hội xuân các làng Gia Viên (Phong Hiền), Thế Chí Tây (Điền Hòa), Phước Yên (Quảng Thọ). Đến đầu năm nay, trò đu tiên được phục dựng trở lại ở làng Phú Gia (Lộc Tiến). “Nhiều người nhầm lẫn các trò đu này là một, vì vậy việc phục dựng trò đu tiên giúp người dân biết được sự khác biệt giữa đu nhún, đu tiên. Trong tương lai, trò đu rút, đu giàn xay sẽ được nghiên cứu và tái hiện”, ông Nguyễn Thế, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh cho biết.

Trong 50 năm qua, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế luôn phối hợp các trường đại học, cơ quan văn hóa tiến hành sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội văn hóa dân gian ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, thu được nhiều kết quả khá khả quan. Các công trình nghiên cứu của hội viên đa phần được hội đầu tư kinh phí in ấn, hỗ trợ xuất bản và tạo điều kiện để tái hiện vào đời sống văn hóa cư dân nhằm giữ gìn và lan tỏa những nét văn hóa đang mai một. Thế nhưng, nghiên cứu là một chuyện, phục dựng là một chuyện khác.

Theo ông Thế, nhiều loại hình văn hóa dân gian bị thời gian bào mòn, những người trực tiếp tham gia các lễ hội ngày xưa phần lớn đã mất hoặc không đủ minh mẫn, sức khỏe để tham gia công tác phục dựng. Kinh phí để phục dựng lễ hội cũng là một vấn đề lớn. Đồng thời, để phù hợp với nhu cầu thưởng thức văn hóa đương đại, các lễ hội dân gian cần có sự “cải biên” để tạo sự hấp dẫn với người dân nói chung, người trẻ, khách du lịch nói riêng. “Cải biên” nhưng phải đảm bảo giữ được nét truyền thống, ý nghĩa của lễ hội cũng là một vấn đề khó trong công cuộc phục dựng lễ hội văn hóa dân gian.

Việc phục dựng và thực hành lễ hội cần phải được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, xây dựng kịch bản, kèm nội dung thuyết minh đầy đủ để người tham gia lễ hội biết được ý nghĩa từng “công đoạn” của lễ hội. “Đối với các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống tiêu biểu, được người dân thực hành thường xuyên hoặc theo định kỳ, đề nghị ngành văn hóa nên có kế hoạch nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể để tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy hiệu quả lễ hội”, ông Thế tâm sự.

Trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế, nhiều lễ hội văn hóa của thế giới được du nhập vào đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Tuy vậy, sức sống của lễ hội văn hóa Việt Nam vẫn còn đó, vẫn được lưu truyền, bảo tồn và phát huy. Bởi lễ hội văn hóa dân gian chính là giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa của từng địa phương. Việc phục dựng và thực hành lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương thông qua phát triển du lịch. Với Cố đô Huế, khai thác giá trị của văn hóa dân gian là thế mạnh mà các nhà làm kinh tế cần nhìn nhận.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng”

30/4/2025 tròn 50 năm bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng” được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Lúc đó, bài hát như tiếng reo vui của cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui chiến thắng và niềm vui hạnh phúc độc lập, tự do, Bắc - Nam sum họp. “Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng” đã đi cùng năm tháng, sống mãi trong hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè trên thế giới.

50 năm ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng”
Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất

Năm mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm hân hoan khôn tả. Những đoàn người đổ ra đường, những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má... Tất cả đã tạo nên bản tráng ca bất tử về khát vọng hòa bình và thống nhất.

Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất
“Tìm đường” đến danh hiệu di sản

Trong bức tranh toàn cảnh về người Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, làm nổi bật các đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cũng như các hệ tri thức bản địa. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra trong quá trình xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc, TP. Huế”.

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản
Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực

Tổ hợp trải nghiệm văn hóa - ẩm thực - quà tặng đặc sản kinh đô nằm ở tầng 1, tòa nhà Sốngcentre Huế (khu A2 Khu thương mại Hùng Vương, đường Bà Triệu, quận Thuận Hóa) vừa chính thức khai trương, mở cửa đón người dân và du khách vào chiều 19/4.

Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực

TIN MỚI

Return to top