ClockChủ Nhật, 16/06/2019 07:08

WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Ebola ở Congo

TTH.VN - Hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra quyết định sẽ không ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Ebola ở Cộng hòa Congo, bất chấp việc ổ dịch đã lây lan sang Uganda vào đầu tuần này.

Dịch Ebola tại Congo báo động với hơn 1.000 người tử vongHàn Quốc ủng hộ 500.000 USD để đối phó với dịch Ebola ở CongoBáo động số người tử vong do đại dịch Ebola tại CHDC CongoĐại dịch Ebola lây lan mạnh ở CongoCongo áp dụng thêm 4 phương pháp trị bệnh Ebola

Con đường dẫn đến biên giới Mpondwe nối liên Uganda và Congo. Ảnh: Japan Times

Dịch Ebola ở Congo được xem là dịch bệnh nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử. Kể từ tháng 8/2018, quốc gia này ghi nhận 2.108 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1.411 ca tử vong. Hiện ổ dịch đã lây lan sang Uganda với 3 trường hợp ghi nhận có bệnh. Tất cả các bệnh nhân đều đến từ Congo, 2 trong số 3 người đã tử vong.

Trong một tuyên bố, hội đồng gồm 13 chuyên gia y tế độc lập thuộc Ủy ban khẩn cấp của WHO đã kêu gọi các nước láng giềng “có nguy cơ lây nhiễm bệnh” từ Congo nhanh chóng triển khai kế hoạch phát hiện ổ dịch sớm nhất, cũng như quản lý tốt hơn tình hình nhập cảnh. Mặc dù tuyên bố PHEIC (khẩn cấp y tế công cộng về mối quan tâm quốc tế) này được ủy ban nhận định là quan trọng nhất, song biện pháp này cũng gây ra rất nhiều thiệt hại. Cụ thể, một tuyên bố như vậy sẽ tạo ra nhiều hạn chế đối với việc đi lại hoặc buôn bán của Congo, từ đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này.

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 4 đại dịch được tuyên bố là trường hợp khẩn cấp, bao gồm cả đại dịch Ebola nghiêm trọng xảy ra ở Tây Phi vào năm 2014 – 2016. Ba đại dịch còn lại là đại dịch cúm năm 2009, bại liệt năm 2014 và Zika 2016.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

TIN MỚI

Return to top