ClockThứ Ba, 24/01/2017 17:57

Vé thăm Angkor Wat tăng mạnh, du lịch Campuchia có bị ảnh hưởng?

TTH.VN - Từ tuần tới, du khách nước ngoài sẽ phải trả gần gấp đôi để thăm Angkor Wat, địa danh thu hút nhiều khách du lịch nhất Campuchia, đặt ra câu hỏi về việc liệu ngành công nghiệp du lịch của nước này có phải hứng chịu hậu quả không.

Liên hoan văn hóa, nghệ thuật ASEAN và Trung Quốc ở Angkor WatBí mật về "những thành phố biến mất" của Campuchia sắp được tiết lộ

Angkor Wat, địa danh thu hút nhiều khách du lịch nhất Campuchia. Ảnh: Image

Angkor Wat, một ngôi đền có niên đại từ thế kỷ thứ 12, thu hút hơn 2 triệu du khách nước ngoài hàng năm, và tạo ra 62,5 triệu USD từ việc bán vé trong năm ngoái. Số tiền này dự kiến ​​sẽ nhảy vọt trong năm nay sau khi lệ phí vào cửa mới bắt đầu tăng vọt từ ngày 1/2 tới.

Giá vé một ngày sẽ tăng từ mức 20 USD hiện nay lên 37 USD, tăng 85%. Giá vé 3 ngày và 1 tuần từ 40 USD và 62 USD sẽ tăng tương ứng lên 60 USD và 72 USD.

Mặc dù giá vé tăng đáng kể - lần tăng đầu tiên trong 22 năm qua - vẫn có một số lạc quan rằng khách du lịch sẽ không quay lưng với viên ngọc quý trong ngành du lịch của Campuchia.

"Nếu nhìn vào lạm phát, giá vé 1 ngày hiện nay sẽ tương đương khoảng 40 USD. Có hơn 100 ngôi đền ở đây và mưac giá 37 USD/ngày vẫn còn rẻ hơn so với những nơi khác", Giám đốc điều hành Ly Se của doanh nghiệp Angkor, một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về doanh thu phòng vé tại công viên khảo cổ Angkor nói, tự tin rằng "Khách du lịch vẫn sẽ đến với Angkor Wat".

Mức tăng giá quá cao

Tuy nhiên, một số nhà khai thác tour du lịch địa phương lại không tự tin như vậy. Nhiều người trong số đó đặt câu hỏi về tính minh bạch của việc tăng giá, sẽ được thực hiện tại thời điểm khi có dấu hiệu về sự suy thoái trong kinh doanh.

"Chúng tôi nhận thấy rất ngạc nhiên mà chính phủ công bố tăng giá trong thời gian ngắn như vậy. Là nhà điều hành tour du lịch, chúng tôi muốn minh bạch và hợp tác trước khi có quyết định", ông Sareth Duch từ Angkor Destination - cơ quan du lịch tại Siem Reap cho hay.

Gần 2 triệu du khách nước ngoài đến Angkor Wat trong năm 2016. Ảnh: Image

Hầu hết khách hàng của ông là người châu Âu, chiếm khoảng 1/4 lượng du khách đến Angkor Wat trong năm ngoái. Ông lo ngại việc tăng giá sẽ làm nghiêm trọng thêm những tác động từ nền kinh tế châu Âu đang suy yếu và Brexit đang gây ra đối với công việc kinh doanh của ông.

"Giá vé tăng rất nhiều, trong khi gần như mọi người đang kiếm được ít tiền hơn. Tôi không hiểu tại sao chính phủ chúng tôi lại đưa ra quyết định này."

Trên thực tế, 85% doanh thu từ việc bán vé nhập vào ngân sách quốc gia có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ, nhất là khi các quan chức du lịch không cho rằng, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về số lượng khách viếng thăm.

Lệ phí vào cửa mới được công bố hồi tháng trước, nhiều tháng sau khi chính phủ nắm quyền bán vé từ Sokimex - công ty dầu khí lớn nhất tại Campuchia có mối quan hệ chặt chẽ với đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP).

Sự bất ngờ khó chịu

Trong khi việc tăng giá sẽ không ảnh hưởng đến người dân Campuchia, vì người dân bản địa vẫn có thể tham quan đền Angkor Wat miễn phí, nhưng rõ ràng, đây là một bất ngờ khó chịu cho du khách nước ngoài.

"Đây là một nơi tuyệt vời. Mức giá 20 USD là vừa phải, nhưng giá 37 USD thì rất, rất đắt. Tôi đã đến Paris và tháp Eiffel, những địa danh du lịch nổi tiếng nhất thế giới, và giá vé vẫn rẻ hơn", anh Joao Rafael đến từ Brazil cho biết.

"Tôi vẫn sẽ phải trả mức giá này để tham quan, nhưng số tiền này tăng đến gần cả 100%, một mức tăng quá lớn", du khách Shabneet người Anh Kaur Chadha chia sẻ.

Mặc dù rất nhiều du khách được hỏi nói rằng họ sẽ trả thêm tiền để tham quan khu đền quý giá nhất của Campuchia, nhưng không ít người tỏ ra miễn cưỡng.

"Khá đắt tiền chỉ để được ở đây. Đối với giá đó, tôi sẽ tham quan nhiều nơi khác ở Campuchia và không ghé Angkor Wat", ông Jean-Matthieu Schmerber từ Bỉ nói. "Có điều gì mới mẻ cho những trải nghiệm của khách du lịch ở đây không? Tôi nghĩ rằng nó vẫn vậy. Ngoài ra, còn nhiều nơi có thể so sánh với địa danh này và có mức giá rẻ hơn, như Bagan ở Myanmar chẳng hạn".

Tại thị trường du lịch trong khu vực, Campuchia đang phải vật lộn để chống lại sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều nước khác. "Các quốc gia khác cũng có nguồn tài nguyên du lịch, ví dụ như Myanmar cũng bùng nổ. Trong khi đó, Việt Nam hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi, thậm chí còn cho cấp thị thực miễn phí", ông Duch nói, cảnh báo rằng "khi mức giá tăng quá cao, e rằng lượng khách du lịch theo đó sẽ giảm sút".

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đón đầu những cơ hội mới

Du lịch Huế năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, ghi dấu ấn về thu hút lượng khách và được vinh danh ở những giải thưởng du lịch danh giá.

Đón đầu những cơ hội mới

TIN MỚI

Return to top