ClockThứ Hai, 11/07/2016 06:00

UNESCO nhóm họp trước mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan

TTH.VN - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) hôm 10/7 nhóm họp ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét việc bổ sung hơn 20 di sản mới vào danh sách di sản thế giới, đồng thời kêu gọi phản ứng toàn cầu mạnh mẽ trước các mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan.

Sắp có thêm nhiều hạng mục lọt vào danh sách Di sản thế giớiUNESCO & UNOSAT hợp tác, sử dụng công nghệ không gian địa lý để bảo vệ di sản văn hóaUNESCO lên án việc tàn phá Bảo tàng Maarrat al Numan ở SyriaĐặc phái viên UNESCO: Thế giới cần hợp tác giải quyết khủng hoảng nhân đạo

Nhà hát hàng ngàn năm tuổi tại thành phố Aleppo, Syria. Ảnh: AFP

Cuộc họp được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO tổ chức chưa đầy 2 tuần, sau khi sân bay chính ở thành phố Istanbul bị tấn công khiến 47 người thiệt mạng.

Vụ tấn công được cho là do các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện, những kẻ trước đó đã phá hủy những di sản không thể thay thế ở các nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ là Syria và Iraq.

Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova phát biểu, di sản thế giới bị đe dọa ở những quốc gia nằm trong tình trạng bất ổn từ Mali đến Yemen. "Chúng ta cần có phản ứng mạnh mẽ", bà Bokova nhấn mạnh.

Theo bà Bokova, việc ủy ban chọn tổ chức cuộc họp ở Istanbul cho thấy sự hỗ trợ "mạnh mẽ" đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Thực tế, chúng tôi đang ở đây, tại một thành phố là cầu nối giữa Đông và Tây, là một thông điệp quan trọng để chia sẻ với thế giới khi chúng ta chứng khiến những kẻ cực đoan nhắm mục tiêu vào quyền con người và sự đa dạng văn hóa", bà Bokova nói thêm.

Tổng giám đốc UNESCO cho biết, những di tích cổ xung quanh Palmyra ở Syria và Mosul ở Iraq đã bị "phá hủy vì các mục tiêu quân sự".

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định trong một thông điệp video rằng, trong thời điểm mà di sản và giá trị văn hóa bị phá hủy bởi chiến tranh, "UNESCO đang gánh vác trách nhiệm và nhiệm vụ lớn hơn".

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói rằng, UNESCO có thể làm việc "hiệu quả hơn" để bảo vệ di sản thế giới.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & France24)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúc cổ… nơi mô

Cúc cổ là biểu tượng xuất hiện nhiều trên các công trình di sản, trang phục, trang sức Triều Nguyễn. Dù còn dấu tích, song loài hoa này dường như không còn hiện diện ở Huế. Trong khi, thú chơi cúc cổ như một dòng chảy âm thầm gắn bó với một số “kẻ sĩ Hà Thành”.

Cúc cổ… nơi mô
Hoàng cung xưa, trải nghiệm mới

Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và giá trị văn hóa lâu đời, di sản Huế đang bước vào một hành trình mới đầy sống động.

Hoàng cung xưa, trải nghiệm mới
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

TIN MỚI

Return to top