ClockThứ Ba, 06/02/2018 14:47

Trực thăng Nhật Bản rơi đúng nhà dân làm 2 người thương vong

Chiếc máy bay trực thăng quân sự AH-64D của Nhật Bản rơi vào đúng một nhà dân, khiến 1 phi công chết và 1 phi công mất tích.

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/1993Chính phủ Nhật Bản đề xuất ngày thoái vị của Nhật HoàngNhật Bản ghi nhận mức xuất khẩu cao nhất trong vòng 4 năm quaNhật Bản: Lương tăng cao nhất kể từ năm 2010

Các phương tiện truyền thông tại Nhật Bản hôm 6/2 đưa tin: Vào chiều 5/2, một chiếc máy bay quân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (GSDF) đã bị rơi trúng vào nhà dân trong một khu dân cư ở thành phố Kanzaki, thuộc tỉnh Saga, làm một phi công thiệt mạng và phi công còn lại mất tích.

Một trực thăng AH-64D. Ảnh: Military Edge.
Theo các quan chức quốc phòng, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 16h43 chiều 5/2 (theo giờ địa phương), khi chiếc trực thăng quân sự AH-64D của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang tiến hành chuyến bay thử sau khi bảo dưỡng.

Chiếc trực thăng này xuất phát từ căn cứ quân sự Metabaru và rơi xuống khu dân cư nằm cách đó khoảng 4km về phía Nam, làm 2 ngôi nhà bị cháy.

Một bé gái 11 tuổi đã may mắn thoát nạn sau khi chạy ra khỏi ngôi nhà 2 tầng và chỉ bị thương nhẹ, trong khi ngôi nhà thứ hai bị hư hại một phần vì hỏa hoạn.

Rất may, một phụ nữ 69 tuổi sống ở đây cũng đã kịp thoát ra ngoài. Tuy nhiên, hai phi công trên chiếc trực thăng là Thượng sĩ Hiroki Takayama, 26 tuổi, đã thiệt mạng, trong khi Thiếu tá Kenichi Saito 43 tuổi, bị mất tích. Cả hai phi công này đều làm việc trong đơn vị trực thăng chống tăng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Trong một thông báo được đưa ra sau vụ tai nạn, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, chính phủ đã yêu cầu 12 chiếc trực thăng AH-64D của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không tiến hành các chuyến bay, và tổ chức thanh tra toàn bộ phi đội trực thăng. 

Trong khi đó, một số chuyên gia về máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhận định, một lỗi bảo dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn trên khi các nhân chứng cho biết, đã nhìn thấy cánh quạt chính của trực thăng bị rời ra ngoài, và cách hiện trường chiếc trực thăng rơi khoảng 150m.

Vụ tai nạn trực thăng này có thể làm gia tăng lo ngại về độ an toàn và có thể tác động đến một kế hoạch gây tranh cãi liên quan đến việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai máy bay vận tải Osprey tại sân bay Saga.

Phát biểu với báo giới, Tỉnh trưởng Saga, ông Yamaguchi cho rằng vụ tai nạn này là một tình huống rất đáng báo động, đồng thời cho biết sẽ thận trọng trước khi đưa ra quyết định liên quan đề nghị của chính quyền trung ương về việc cho máy bay vận tải trên sử dụng sân bay của tỉnh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top