ClockThứ Tư, 27/12/2017 07:18

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/1993

TTH.VN - Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đang ở mức 2,7% trong tháng 11 vừa qua, trong khi tỷ lệ người lao động đang tìm việc chứng kiến sự tăng nhẹ vào khoảng 0,01% lên mức 1,56% - mức cao nhất sau gần 44 năm.

Mỹ tạo thêm 156.000 việc làm trong tháng 8Robot sát thủ: Công nghệ tiết kiệm lao động làm mất đi nhiều việc làm ở NhậtNhật Bản: Tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát đồng thời gia tăngNhật Bản: Tỷ lệ thất nghiệp lần đầu tiên giảm còn 3,1% kể từ năm 1994Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng lần đầu tiên trong 3 năm

Nền kinh tế Nhật bản đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển. Ảnh: AFP

Theo số liệu chính thức có được từ Chính phủ Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 11 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/1993. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới đang trên đà khôi phục, bất chấp tốc độ phát triển vẫn còn tương đối chậm.

Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đang ở mức 2,7% trong tháng 11 vừa qua, trong khi tỷ lệ người lao động đang tìm việc chứng kiến sự tăng nhẹ vào khoảng 0,01% lên mức 1,56% - mức cao nhất sau gần 44 năm.

Kết quả dữ liệu được đưa ra tại bối cảnh nước này tăng 7 bậc trong thứ hạng về tăng trưởng kinh tế, trong đó sự kiện Thế vận hội Olympic 2020 cũng được coi là một trong những tác nhân góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Tờ AFP dẫn lời ông Masaki Kuwahara, chuyên gia kinh tế cấp cao của Nomura Securities trong một buổi phỏng vấn cho biết: “Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa trong nửa đầu năm tới”.

Mặc dù đứng trước nhiều cơ hội phát triển tích cực, song Nhật Bản vẫn vấp phải một số những khó khăn đến từ vấn đề chi tiêu hộ gia đình và giảm phát.

Cũng theo số liệu được đưa ra vào ngày 26/12, giá tiêu dùng của nước này cũng ghi nhận mức tăng của 11 tháng liên tiếp, nhưng lạm phát lõi chỉ ở mức 0,9%, vẫn còn xa mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản đề ra để có thể vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Trước tình hình thực tế và cảnh báo của chuyên gia Masaki Kuwahara về việc “ lạm phát mạnh, lương không tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe buộc phải hối thúc các doanh nghiệp lớn tăng tiền lương cho nhân viên.

Đan Lê (Lược dịch từ AFP News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top