ClockThứ Tư, 17/07/2019 18:37

Thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

TTH - Tờ Business News Standard dẫn lời nhận định của các chuyên gia cho biết, thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN đã được định giá 40 tỷ USD vào năm 2015. Về dự đoán cho giai đoạn 2016 – 2024, nhiều khả năng thị trường này sẽ có giá trị đến 66 tỷ USD. Sự tăng trưởng của thị trường này có thể được thúc đẩy nhờ vào tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) mạnh mẽ đạt khoảng 10%.

Hàn Quốc: Chính phủ sẽ hỗ trợ các hãng mỹ phẩm mở rộng sang thị trường ASEAN

Ảnh minh họa: Stylecaster.com

Theo báo cáo của Future Market Insights, tăng cường nhận thức về khả năng xuất hiện tác dụng phụ của mỹ phẩm tổng hợp dự kiến là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển của thị trường mỹ phẩm hữu cơ toàn cầu. Cách tiếp cận tích cực của mỹ phẩm hữu cơ, mức độ chi tiêu ngày càng tăng của dân số tầng lớp trung lưu ở ASEAN... cũng là một số lý do quan trọng khác thúc đẩy sự tăng trưởng chung của thị trường mỹ phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực cũng tồn tại tiêu cực. Một trong số những rào cản chính làm chậm tiến trình phát triển là giá thành sản phẩm tương đối cao. Bên cạnh đó, hạn sử dụng của mỹ phẩm hữu cơ rất ngắn và thiếu chứng nhận tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó, để cải thiện vấn đề này, cần thiết lập các tiêu chuẩn khắt khe để chứng nhận chất lượng. Từ đó, chỉ những dòng sản phẩm chính hãng và đạt tiêu chuẩn mới tự đứng vững khi tham gia vào thị trường toàn cầu.

Được biết, tùy vào sản phẩm, thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN được chia thành dòng sản phẩm trang điểm, đồ dùng vệ sinh, nước hoa, chăm sóc tóc và chăm sóc da. Thị trường cũng chia thành 6 khu vực chính bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Singapore. Trong đó, Thái Lan, Indonesia và Philippines là ba thị trường có doanh thu cao nhất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Business News Standard)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố

Đường phố trung tâm hai quận Phú Xuân và Thuận Hóa những ngày này hoa Tết từ nhiều nơi bắt đầu tụ hội, không khí mua sắm cũng dần trở nên nhộn nhịp hơn.

Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

TIN MỚI

Return to top