ClockThứ Năm, 06/06/2019 14:48

Nhật Bản sử dụng thẻ căn cước như bảo hiểm y tế

TTH.VN - Mới đây, chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ triển khai một bước tiến mới, cho phép người dân sử dụng thẻ căn cước thay cho thẻ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc.

Nhật Bản tính phí túi nhựa mua sắm để bảo vệ môi trườngNhật Bản ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngăn ngừa tai nạn giao thôngNhật Bản, Mỹ nhất trí thúc đẩy quan hệ đồng minhMỹ, Nhật, Hàn cam kết hợp tác về phi hạt nhân hóa Triều TiênNhật Bản dẫn đầu nỗ lực toàn cầu về nhựa thân thiện với đại dươngNhật Bản đề xuất khuôn khổ pháp lý lưu thông tự do dữ liệu tại G20

Thẻ căn cước sẽ được sử dụng như bảo hiểm y tế tại Nhật Bản. Ảnh: Nikkei News

Dự kiến chính sách này sẽ được áp dụng trước tháng 3/2023.

Theo đó, giới chức xử sở mặt trời mọc đã lên kế hoạch công bố lộ trình bao gồm một chương trình mới về việc phổ biến sử dụng thẻ căn cước tại Nhật. Được biết, loại thẻ này đã được giới thiệu từ năm 2016, song đến nay vẫn chưa hoàn toàn phổ biến tại đây.

Tính đến ngày 30/5 vừa qua, chỉ khoảng 17 triệu thẻ căn cước được cấp ra đủ để sử dụng cho 13,3% dân số Nhật Bản. Để tăng số lượng thẻ được đưa vào sử dụng, Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ áp dụng dùng thẻ căn cước vào nhiều mục đích khác nhau, không chỉ để thu thuế mà còn cả các dịch vụ tư nhân khác.

Dự kiến việc sử dụng thẻ căn cước như thẻ bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu đưa vào áp dụng một cách nghiêm túc từ năm 2021. Dữ liệu bảo hiểm điện tử cũng có thể được lưu vào bệnh án, giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân.

Sự chuyển đổi này được xem là một phần trong kế hoạch mở rộng quy mô sử dụng thẻ căn cước tại Nhật. Cụ thể, chương trình My Number program đóng vai trò trung tâm khi chính phủ nước này chuyển đổi sang hệ thống kỹ thuật số nhằm hướng đến mục tiêu biến Nhật Bản thành cường quốc công nghệ đẳng cấp thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times & Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

TIN MỚI

Return to top