ClockThứ Sáu, 31/05/2019 09:13

Nhật Bản đề xuất khuôn khổ pháp lý lưu thông tự do dữ liệu tại G20

Thủ tướng Nhật Bản Abe đã đề xướng việc hoàn thiện những quy tắc có tính tin cậy cao hướng tới xây dựng một “khu vực lưu thông dữ liệu,” nơi dữ liệu được truyền tải tự do vượt qua biên giới quốc gia.

Nhật Bản kêu gọi G20 tăng cường sự phối hợp toàn cầuNhật Bản dẫn đầu nỗ lực toàn cầu về nhựa thân thiện với đại dương

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe​. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xướng việc hoàn thiện những quy tắc có tính tin cậy cao hướng tới xây dựng một “khu vực lưu thông dữ liệu” - nơi dữ liệu được truyền tải tự do vượt qua biên giới quốc gia.

Ông Abe mong muốn các quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng Sáu tới chia sẻ về đề xuất này.

Phát biểu tại bữa tiệc chiêu đãi tối 30/5 trong khuôn khổ Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản đã nhắc tới cụm từ “Data Free Flow with Trust” (DFFT) tức lưu thông dữ liệu tự do với sự tin cậy, và mong muốn xây dựng một trật tự như vậy trên thế giới.

Những quy định về lưu thông dữ liệu hiện đang được áp dụng riêng rẽ tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, vì vậy cần thống nhất những quy định này trong phạm vi toàn cầu. Việc tạo ra trật tự pháp lý cho lưu thông dữ liệu nhằm mục đích mang lại lợi ích cho “bất kì người nào trên thế giới,” đem thành tựu của nền kinh tế số đến với tất cả người dân châu Á.

Sáng kiến về khuôn khổ pháp lý lưu thông dữ liệu tự do sẽ cho phép các dữ liệu như giao thông, công nghiệp, y tế... lưu thông qua biên giới, trong khi các dữ liệu về tài sản trí tuệ, thông tin cá nhân... được bảo vệ.

Sự thống nhất các quy định quốc tế trong lưu thông dữ liệu sẽ không cho phép các quốc gia xây dựng những luật lệ riêng để "trói buộc" dữ liệu.

Thủ tướng Nhật Bản sẽ gắn việc đề xuất khuôn khổ pháp lí lưu thông dữ liệu với việc cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới với mong muốn “thổi làn gió mới vào WTO như một mũi tên trúng hai đích,” tạo ra một khuôn khổ đàm phán cho WTO, nơi có cả Mỹ, Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước tham gia nhận thức và thúc đẩy nỗ lực này, đi đầu hướng đến một khu vực lưu thông dữ liệu của tương lai, là nền tảng cơ bản phát triển nền kinh tế số toàn cầu.

Trước đó tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản từng nêu quan điểm về việc xây dựng quy tắc chung quốc tế về lưu thông dữ liệu, trong đó ủng hộ dữ liệu được truyền tải tự do xuyên biên giới.

Nội dung này sẽ được đề xuất thảo luận trong khuôn khổ WTO, tổ chức gần đây đang bị đánh giá giảm vai trò trong việc xử lý tranh chấp.

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka vào cuối tháng Sáu tới được kỳ vọng sẽ có thể làm rõ phương châm cải cách WTO./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top