ClockChủ Nhật, 17/03/2019 06:44

Người châu Á và niềm yêu thích với phương tiện truyền thông xã hội

TTH.VN - Đối với nhiều cá nhân, phương tiện truyền thông xã hội là nơi để giao tiếp với bàn bè cũ, bạn bè phương xa. Trong khi đó, với nhiều người khác, đây là nơi chia sẻ thông tin, kiến thức, đồng thời cũng là nền tảng để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thế giới.

Việt Nam vào top 20 quốc gia đẹp nhất thế giớiTrẻ em & những nỗi lo từ phương tiện truyền thông xã hộiLo ngại gánh nặng tài chính, ngày càng nhiều người Hàn Quốc “sợ” kết hônASEAN: Nhiều tiềm năng cho mạng xã hội thương mại điện tử

Người philippines dành nhiều thời gian nhất cho các ứng dụng truyên thông xã hội. Ảnh: Nikkei News

Tờ ANN News ngày 16/3 đưa tin, ngay cả khi tin tức này đến với người đọc, ước tính có hơn một nửa dân số thế giới đang online (trực tuyến). Vào năm 2017, 250.000 người dùng mới đã tham gia vào thế giới Internet. Ngày nay, 45% dân số thế giới có sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, với con số biểu thị lên đến 4,39 tỷ người vào năm 2019, tăng 366 triệu người so với năm 2018.

Báo cáo mới nhất của Hootsuite và We Are Social chỉ ra rằng số lượng người dùng Internet đang chứng kiến mức tăng trung bình hơn 1 triệu người/ngày. Với các loại smartphone giá cả phải chăng mạng lưới Internet cùng kết nối di động được cải thiện, châu Á là một trong số những khu vực có số lượng người dùng Internet cao nhất thế giới. Trong đó, các ứng dụng truyền thông xã hội tiêu tốn một khoảng thời gian khá dài của khoảng 3,95 tỷ người dùng vào năm 2019. Ngoài ra, xem video trực tiếp cũng là một trong số những hoạt động yêu thích khác của 92% người dùng.

Năm thứ tư liên tiếp, người dân Philippines luôn đứng đầu danh sách là người dành nhiều thời gian nhất cho các ứng dụng truyền thông xã hội. Theo sau đó là người Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Vào năm 2019, mỗi người Philippines trung bình dành khoảng 4h12p/ngày để sử dụng và tham gia vào các nền tảng truyền thông xã hội, tăng 15p/ngày so với số liệu ghi nhận vào năm 2018.

Đứng cuối danh sách là người Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ nhất khi mỗi người dân xứ sở mặt trời mọc chỉ dành 36p/ngày cho các nền tảng truyền thông xã hội. Xếp trên là người dân Hàn Quốc với khoảng 1h12p.

Dữ liệu thu thập sau quá trình khảo sát cũng cho thấy rằng các ứng dụng được yêu thích nhất là Facebook và Whatsapp. Trên thực tế, Facebook vẫn đứng đầu khi thu hút khoảng hơn 2 tỷ người dùng trên toàn châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top