ClockThứ Hai, 08/10/2018 14:56

Ngoại trưởng Mỹ thăm 4 nước châu Á, mở ra “tương lai tốt đẹp” Mỹ-Triều

Ngày 8/10, ông Mike Pompeo thăm Trung Quốc, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm 4 nước châu Á, gồm Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Mỹ, Triều Tiên tiếp tục đạt sự tiến bộ về vấn đề hạt nhânNgoại trưởng Mỹ thăm Triều TiênNgoại trưởng Mỹ chuẩn bị tới Triều Tiên gặp Nhà lãnh đạo Kim Jong-unMỹ đầu tư mới 113 triệu USD vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương'NATO là một trong các trụ cột đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ'

Mặc dù chưa đạt được bước đột phá trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên – nội dung chính trong chương trình nghị sự của chuyến thăm châu Á lần này, nhưng các đánh giá tích cực của các bên về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Triều Tiên cho thấy có nhiều triển vọng thúc đẩy  một“ tương lai tốt đẹp” phía trước cho cả hai nước.

Ông Pompeo (phải) và quan chức cấp cao Triều Tiên Kim Yong-chol gặp nhau ở Bình Nhưỡng tháng 7/2018. Ảnh: Reuters
Một kết quả lớn trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Bình Nhưỡng lần này đó là Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí cho phép các thanh sát viên tới thăm bãi thử hạt nhân Punggye-ri để xác nhận rằng bãi thử "đã bị dỡ bỏ một cách không thể đảo ngược".

Việc cho các thanh sát viên giám sát hoạt động bãi thử hạt nhân được cho là có ý nghĩa lớn. Triều Tiên đã cho phá hủy các đường hầm ở  Punggye-ri vào cuối tháng 5 vừa qua, mời báo chí đến chứng kiến vụ phá hủy. Tuy nhiên, vẫn có những nghi ngại khi hình ảnh cung cấp không làm rõ một số vị trí của địa điểm hạt nhân này.

Trong chuyến thăm Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 trong năm nay. Theo đó, hai bên cân nhắc các lựa chọn về thời điểm và địa điểm diễn ra cuộc gặp sắp tới.

Chuyến đi của ông Pompeo tới Bình Nhưỡng lần này được cho là nhằm phá vỡ bế tắc trong đàm phán hạt nhân giữa hai bên. Chuyến thăm Triều Tiên lần trước của Ngoại trưởng Pompeo không đạt được kết quả như mong đợi, khi Triều Tiên đã chỉ trích ông Pompeo liên tục đưa ra những đòi hỏi mang tính ép buộc.

Mặc dù không có những thông báo mang tính đột phá nhưng những nhận định hữu ích sau chuyến thăm này cho thấy triển vọng mới đang mở ra cho mối quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên.

Đánh giá về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Bình Nhưỡng, Phát thanh viên Hãng truyền hình nhà nước KRT của Triều Tiên cho biết, Nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện sự “ hài lòng” với các cuộc đối thoại hữu ích và tuyệt vời  với Ngoại trưởng Mỹ.

“Cùng với Ngoại trưởng Mỹ, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đánh giá những diễn biến tích cực về tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, đưa ra các chi tiết trong đề xuất để giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa và các mối lo ngại của cả hai bên, trao đổi các quan điểm tích cực. Hai bên cũng có sự trao đổi lập trường về các vấn đề liên quan đến việc tổ chức các cuộc đối thoại thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2” – KRT cho biết.

Phát biểu khi đến thăm Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định, ông đã có “các cuộc trao đổi mang tính xây dựng và tốt đẹp” với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong chuyến thăm lần thứ 4 tới Bình Nhưỡng. Đây là một bước tiến trên chặng đường còn rất dài để tiến tới hòa bình ở phía trước.

Điều mà dư luận đang mong chờ nhất hiện nay đó là một Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra sẽ mang lại các kết quả cụ thể và cam kết rõ ràng hơn về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Các nhóm làm việc do Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Sun-hui sẽ thảo luận các vấn đề cụ thể cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Sun-hui  cũng sẽ có chuyến thăm Nga để tham vấn với các quan chức Nga và Trung Quốc vào ngày 9/10.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 7/10 lạc quan về những nỗ lực ngoại giao đang được thực hiện nhằm thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

“Tôi thực sự hi vọng chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến khu vực cũng như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới, mà tôi nghĩ rằng sẽ sớm diễn ra, sẽ đưa ra một bước tiến không thể đảo ngược và quyết định đối với các vấn đề phi hạt nhân hóa  cũng như tiến trình hòa bình  trên bán đảo Triều Tiên” – ông Moon Jae-in nói.

Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự đến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ. Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Mỹ hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc tiếp tục tăng cường các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về Triều Tiên. Trung Quốc sẽ là một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên và những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gần đây sẽ không ảnh hưởng đến nỗ lực thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

TIN MỚI

Return to top