ClockChủ Nhật, 12/08/2018 15:05

Myanmar nỗ lực xóa sổ bệnh dại

TTH.VN - Trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch phòng bệnh, chính phủ Myanmar tuyên bố sẽ nỗ lực hơn nữa để chính thức xóa sổ bệnh dại ra khỏi xã hội nước này.

WHO: Bùng phát đại dịch MERS ở Saudi ArabiaWHO: Chiến dịch phòng chống Ebola ở Congo đạt nhiều kết quả tích cựcBill Gates cảnh báo về sự bùng phát của đại dịch sốt rétThái Lan triển khai chiến dịch tiêm phòng dại cho chó mèoMỹ: Dịch cúm trở nên trầm trọng, có thể kéo dài hàng tuầnLHQ hậu thuẫn chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi cho hàng triệu trẻ em trên khắp đất nước Somali

Myanmar nỗ lực xóa sổ bệnh dại. Ảnh: Mm Times

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh mỗi năm, bệnh dại khiến khoảng 1.000 người Myanmar thiệt mạng.

Phát biểu tại buổi hội đàm gần đây nhất với các quan chức cấp cao, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi Myanmar (MOALI) U Khin Zaw cho biết một dự thảo về chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh dại sẽ nhanh chóng được thông qua trong thời gian tới.

Được biết, Myanmar là một trong số những quốc gia đã và đang đối mặt với sự bùng phát và lây lan khó kiểm soát của bệnh dại. Do đó, giới chức nước này đang triển khai mọi biện pháp phòng bệnh theo nội dung khuôn khổ chiến dịch được thiết lập bởi Tổ chức thú y thế giới (OIE) và Cục giống và thú y Myanmar.

Cũng theo thứ trưởng U Khin Zaw, bệnh dại là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi virus bị lây nhiễm qua đường nước bọt của chó khi người bị chó cắn. Tuy nhiên, việc tiêm đầy đủ vaccine có thể cung cấp sự đảm bảo toàn diện. Do đó, chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh dại cho chó, cũng như đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các quy định quản lý thú nuôi  hiện đang là những biện pháp tối quan trọng và cần thiết trong thời điểm hiện tại.  

Theo nhận định của các lãnh đạo cấp cao, với tốc độ thực thi chiến dịch như hiện nay, Myanmar hi vọng đến năm 2030, bệnh dại sẽ bị xóa sổ hoàn toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ Mm Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top