ClockThứ Năm, 08/06/2017 15:48

Mỹ lại cân nhắc cấm laptop với 71 sân bay

Chính phủ Mỹ có thể mở rộng lệnh cấm laptop trên khoang hành khách các máy bay tới từ hàng chục sân bay châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Mỹ, EU xem xét mở rộng lệnh cấm các thiết bị điện tử lớn trên máy bayMỹ sẽ mở rộng lệnh cấm laptop trên máy bay đến từ châu Âu

Các thiết bị điện tử hiện trong hành lý hiện lên trên màn hình soi quét an ninh bằng tia X - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, đây là thông báo từ người đứng đầu Bộ an ninh nội địa Mỹ ngày 7/6. Tuy nhiên chính quyền Mỹ cũng nói việc mở rộng lệnh cấm này có thể sẽ không cần triển khai nếu các nước đó chấp nhận nâng cao các thủ tục an ninh.

Lệnh cấm thiết bị điện tử cỡ lớn của Mỹ áp dụng từ tháng 3/2017 hiện đang thực thi với khoảng 350 chuyến bay mỗi tuần đến từ 10 sân bay, chủ yếu thuộc các nước tại Trung Đông.

Việc mở rộng lệnh cấm tới tất cả các sân bay châu Âu có chuyến bay trực tiếp đến Mỹ sẽ tác động tới gần 400 chuyến bay mỗi ngày, ảnh hưởng khoảng 30 triệu lượt hành khách đi lại.

Theo đánh giá của các quan chức an ninh và hàng không, việc mở rộng lệnh cấm còn đặt ra nhiều thách thức lớn trong hoạt động kho vận.

Bộ trưởng an ninh nội địa Mỹ, ông John Kelly, giải thích: “Chúng tôi hiện đang cân nhắc thêm 71 sân bay nữa. Chúng tôi đang tìm kiếm những cách thức theo chúng tôi có thể giảm thiểu nguy cơ mà không cần phải mở rộng lệnh cấm”.

Cũng theo ông Kelly, quan chức cấp phó của ông sẽ tham dự một hội nghị tại Cộng hòa Malta vào tuần tới để trình bày rõ yêu cầu của Mỹ.

Bộ trưởng Kelly cũng nói nhiều quốc gia sẽ không bị liệt kê vào danh sách áp dụng lệnh cấm nếu triển khai các biện pháp rà soát nâng cấp để “dò tìm loại thiết bị rất tinh vi này”.

Ông Kelly cho rằng đây là nguy cơ thực tế và thường xuyên phải đối mặt với an ninh hàng không.

Người phát ngôn Bộ an ninh nội địa Mỹ từ chối cung cấp danh sách cụ thể 71 sân bay đang thuộc diện xem xét.

Cũng theo bộ trưởng Kelly, ngoài việc cấm mang laptop lên khoang hành khách thì Bộ an ninh nội địa Mỹ cũng đang cân nhắc tới quy định cấm gửi các thiết bị điện tử cỡ lớn trong hành lý ký gửi vì liên quan tới những trục trặc từng xảy ra liên quan tới bộ phận pin của laptop.

Bộ trưởng giao thông vận tải Mỹ, bà Elaine Chao, trong phiên điều trần trước Thượng viện ngày 7/6 cũng nói việc mang các loại pin lithium ion trên máy bay cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Bà Chao cho biết: “Đây là vấn đề khó khăn mà chính quyền đang phải tìm cách giải quyết, đặc biệt từ góc độ an ninh”.

Một sự cố cháy laptop trên khoang hành khách có thể mau chóng được phát hiện và kiểm soát, nhưng chuyện này không đơn giản nếu nó xảy ra ở khoang chứa hành lý trên máy bay.

Ngày 30/5, một máy bay của hãng JetBlue trong hành trình bay tới San Francisco đã phải chuyển hướng tới Michigan sau sự cố cháy pin lithium của một laptop do hành khách mang lên theo hành lý xách tay.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top