ClockThứ Năm, 04/08/2016 06:07

Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine Zika trên người

TTH.VN - Ít nhất 80 tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh dự kiến ​​sẽ tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng loại vaccine chống virus Zika trong giai đoạn đầu.

Vaccine Zika sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người. Ảnh: Reuters

Trong một thông cáo báo chí vừa được phát hành hôm qua (3/8), Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết, các viện dị ứng và bệnh viện Mỹ đẵ bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng trên người của một loại vaccine chống lại virus Zika được phát triển vào đầu năm nay.

"Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) đang tích cực làm việc để sẵn sàng tung ra "một ứng cử viên" vaccine Zika, với kết quả thu được từ thử nghiệm trên động vật rất đáng khích lệ. Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng, hiện nay chúng tôi đã có thể tiến hành những nghiên cứu đầu tiên trên cơ thể con người", Giám đốc ANIAIDnthony Fauci tuyên bố.

Nghiên cứu này sẽ được dùng để đánh giá độ an toàn và khả năng tạo ra phản ứng của hệ miễn dịch từ vaccine, theo NIH. Ít nhất 80 tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh được dự kiến ​​sẽ tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu.

ABCNews cho biết, hiện có hơn 6.400 ca nhiễm Zika đã được báo cáo ở Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa một đội phản ứng khẩn cấp đến thành phố Miami, bang Florida - sau khi Thống đốc Rick Scott công bố phát hiện 14 trường hợp mới nhiễm Zika mới trong tiểu bang kể từ thứ Sáu tuần trước.

Đợt bùng nổ dịch Zika hiện nay bắt đầu ở Brazil vào mùa xuân năm ngoái. Virus này lây truyền qua hoạt động của muỗi. Trong khi virus Zika không gây biến chứng nghiêm trọng gì cho người lớn, thì loại virua này lại có thể gây dị tật não nghiêm trọng và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Tố Quyên (Lược dịch từ ABCNews & Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top