ClockThứ Ba, 21/08/2018 15:23

Lý giải loạt trận động đất lớn “tấn công” Indonesia

Việc xác định chính xác điều gì đã gây ra sự đứt gãy khó hơn nhiều so với việc chỉ ra rằng có một sự dồn nén tại khu vực này.

Indonesia tiếp tục hứng chịu động đất mạnh 6,2 độ richterHơn 10.000 người được sơ tán sau trận động đất ở IndonesiaĐộng đất ở Indonesia, ít nhất 82 người thiệt mạngIndonesia: Động đất mạnh 6,4 độ richter, ít nhất 12 người thiệt mạng

Trong vòng 3 tuần qua, đảo Lombok của Indonesia đã liên tục bị rung chuyển bởi một loạt trận động đất với cường độ cao khiến hơn 500 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải sống cảnh "màn trời chiếu đất".

Những nhân viên cứu hộ Indonesia đang nỗ lực dọn dẹp đống đổ nát và tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong một nhà thờ đổ sập ở Pemenang, Bắc Lombok. Ảnh: USA Today

Theo các chuyên gia, các trận động đất xảy ra cuối tháng 7 là hệ quả của sự va chạm giữa hai mảng vỏ Trái Đất là lục địa châu Đại Dương và lục địa Á - Âu ngay bên dưới quốc đảo Indonesia. Sự đè nén giữa 2 mảng vỏ tạo ra các hoạt động địa chất dọc vết đứt gãy lớn còn gọi là cung Flores nằm phía Bắc của Lombok, chạy từ đoạn cuối của đảo Java đến đảo Timor.

Chuyên gia về vỏ Trái Đất và địa chất học tại Đại học Curtin, Tây Australia, Chris Elders nhận định: "Rõ ràng có các phần khác biệt của vết nứt gãy đã chuyển động vào thời điểm đó, tạo ra những sức ép đó".

Chuyên gia Elders nhận định, các hoạt động địa chất gia tăng khi các phần khác nhau của vết nứt gãy trượt ra và xê dịch. Đây là lý do khiến nhiều trận động đất lớn xảy ra ở Lombok. Tuy nhiên, việc xác định chính xác điều gì đã gây ra sự đứt gãy khó hơn nhiều so với việc chỉ ra rằng có một sự dồn nén tại khu vực này.

Theo nhà địa chất học cấp cao của Viện Khoa học Indonesia Danny Hilman Natawidjaja, "vết nứt gãy sẽ xê dịch theo định kỳ khi sức ép gia tăng".

Các nhà khoa học cũng chỉ ra việc hàng loạt dư chấn xảy ra sau những trận động đất mạnh là hiện tượng bình thường, song sự xuất hiện liên tiếp các cơn địa chấn với cường độ mạnh tương đương nhau là điều rất bất bình thường.

Chuyên gia nghiên cứu động đất của Viện Công nghệ Bandung (Indonesia) Adang Surahman cho biết: "Thông thường phải một thời gian dài sau, một trận động đất lớn mới lại xảy ra do năng lượng đã giảm bớt. Tuy nhiên ở Lombok, cường độ trận động đất sau thậm chí còn lớn hơn trận trước... Có thể vẫn còn sự mất cân bằng và dịch chuyển giữa các mảng kiến tạo". Điều này có nghĩa vẫn có nguy cơ xảy ra những trận động đất lớn tại khu vực này trong tương lai gần.

Trong các ngày 29/7 và 5/8 vừa qua, Lombok đã hứng chịu 2 trận động đất mạnh gây tổn thất nghiêm trọng về người và của. Tiếp đến, ngày 19/8, hòn đảo này tiếp tục rung chuyển bởi hàng loạt trận động đất và dư chấn mới, trong đó trận động đất mạnh nhất có cường độ lên tới 6,9 độ Richter.

Đảo Lombok cũng như toàn bộ quốc đảo Indonesia đều nằm trên "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng vỏ Trái Đất va chạm, khiến khu vực này thường xuyên xảy ra động đất và phun trào núi lửa.

Năm 2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ Richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra, Tây Indonesia, đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người Indonesia.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top