ClockThứ Sáu, 10/05/2019 20:50

LHQ kêu gọi hành động tích cực hơn để chống biến đổi khí hậu

ASEAN trước nguy cơ đa dạng sinh học ngày càng bị thu hẹpVai trò của rừng đối với sự sống còn của toàn nhân loại

Nhằm thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện các hành động khẩn cấp để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp và giảm thiểu các mối đe dọa hiện hữu do biến đổi khí hậu gây ra, lãnh đạo của hơn 30 cơ quan và tổ chức của Liên Hiệp quốc vừa đưa ra lời kêu gọi chính thức cho các chính phủ trên khắp thế giới để đẩy mạnh tham vọng và có hành động cụ thể trước khi Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu được tổ chực tại Mỹ vào tháng 9 tới.

Người dân sống trên quần đảo Comoros ở Ấn Độ Dương cần phải thích nghi với biến đổi khí hậu. Ảnh: UNDP

LHQ cũng nhấn mạnh đến vai trò mấu chốt của nguồn tài chính để tài trợ cho các biện pháp đầy tham vọng cần phải thực hiện. Tài chính khí hậu được xem là rất quan trọng để thực hiện các hành động ở quy mô cần thiết nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu; theo đó, các nước phát triển phải cần huy động chính phủ và khu vực tư nhân để đạt được mục tiêu 100 tỷ USD/năm vào năm 2020, nhằm hỗ trợ cho các hành động khí hậu ở các nước đang phát triển và tăng cường hơn nữa những nỗ lực trong việc nhân rộng các nguồn tài chính.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN, Xinhuanet & Tass)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Return to top