ClockThứ Bảy, 27/07/2019 06:47

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý II/2019

TTH.VN - Nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh trong quý II năm nay, ngay cả khi người tiêu dùng tăng cường chi tiêu, AP ngày 26/7 đưa tin cho biết.

FED: Căng thẳng thương mại có thể đe dọa tăng trưởngDoanh nghiệp Mỹ tự tin về tiềm năng tăng trưởng ở ASEANMỹ: Tăng trưởng việc làm yếu nhất trong gần 1,5 nămKinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng liên tiếp trong 10 nămMỹ: GDP tăng trưởng 3,5% trong quý III

Hàng hoá tại một cảng ở Miami, Mỹ. Ảnh: AP

Theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này chỉ tăng trưởng 2,1% trong quý vừa qua, giảm từ mức tăng 3,1% trong quý I năm nay. Nhưng chi tiêu tiêu dùng, chiếm khoảng 70% hoạt động kinh tế, đã tăng tốc lên mức tăng trưởng 4,3% sau khi tăng 1,1% trong quý I trước đó, đặc biệt là tăng doanh số bán ô tô. Sự hồi sinh trong chi tiêu hộ gia đình bù vào sự gia tăng thâm hụt thương mại và tái thiết hàng tồn kho kinh doanh chậm hơn, khiến GDP quý II sụt giảm.

Các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng đầu tư vốn kinh doanh, vốn rất mạnh trong 2 năm qua, đã giảm ở mức 0,6% trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6, mức giảm đầu tiên trong 3 năm qua. Điểm yếu đó có khả năng phản ánh phần nào sự miễn cưỡng của các doanh nghiệp khi cam kết với các dự án mới vì những bất ổn quanh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thật vậy, hầu hết các nhà phân tích nghĩ rằng, nền kinh tế Mỹ có thể chậm lại trong suốt thời gian còn lại của năm này, phản ánh cả sự yếu kém về kinh tế toàn cầu và cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đó được cho là một trong những lý do chính khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED dự kiến ​​sẽ giảm lãi suất vào tuần tới lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua và báo hiệu có thể sẽ nởi lỏng hơn nữa trong những tháng tới.

Hôm qua, bên cạnh việc ban hành 3 ước tính tăng trưởng đầu tiên trong quý II, chính phủ Mỹ cũng cho biết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng chậm hơn trong năm 2018 so với ước tính trước đó. Là một phần của các sửa đổi hàng năm về GDP, chính phủ Mỹ đã hạ mức ước tính tăng trưởng năm 2018 từ 3% xuống 2,5%.

Cũng trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã hạ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới vì xung đột thương mại. Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 26 năm sau khi Mỹ áp dụng việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Các nhà kinh tế cho rằng sự chậm lại của Trung Quốc có thể kéo dài đến sang năm, điều này sẽ gây hậu quả trên toàn cầu vì có rất nhiều quốc gia cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy Trung Quốc.

Châu Âu cũng vậy, khu vực này cũng đang suy yếu khi đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu - một mối lo ngại khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu báo hiệu rằng, nhiều biện pháp kích thích kinh tế có thể sẽ sớm được thực hiện.

Trong nửa cuối năm nay, nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm khiêm tốn là 2% hoặc thấp hơn một chút, dẫn đến tăng trưởng cho cả năm khoảng 2,5%, một sự sụt giảm so với mức tăng trưởng của năm 2018.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AP)   

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Sau sáp nhập là tăng tốc

Song song với việc khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Phú Lộc nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Sau sáp nhập là tăng tốc

TIN MỚI

Return to top