ClockThứ Năm, 25/02/2016 06:03

IMF cảnh báo G20: Kinh tế thế giới “rất dễ bị tổn thương”

TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 24/2 đưa ra lời cảnh báo rằng, nền kinh tế thế giới đang “rất dễ bị tổn thương" và kêu gọi các cơ chế mới để bảo vệ những quốc gia dễ bị tổn thương nhất.

Logo của IMF dọc đại lộ Pennsylvania tại Washington, DC. Ảnh: AFP

Trong một báo cáo về những thách thức kinh tế trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Thượng Hải, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tăng trưởng thế giới đang chậm lại và có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự bất ổn của thị trường, sự sụp đổ của giá dầu và các cuộc xung đột địa chính trị.

“Sự phục hồi toàn cầu đang suy yếu hơn nữa trong bối cảnh gia tăng bất ổn tài chính và giảm giá tài sản. Những chính sách phản ứng mạnh mẽ ở cả cấp quốc gia và đa phương là cần thiết để kiềm chế những rủi ro và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu đi vào một con đường thịnh vượng hơn”, IMF nhận định.

Báo cáo sẽ được trình lên các Bộ trưởng Tài chính và lãnh đạo các ngân hàng trung ương của G20 trong phiên họp tại Thượng Hải vào ngày 26-27/2 tới đây.

IMF cũng cho hay, quỹ dự kiến hạ dự báo tăng trưởng thế giới trong năm 2016, chỉ 6 tuần sau khi dự báo tăng trưởng thế giới ở mức 3,4% được đưa ra gần đây.

"Hoạt động toàn cầu đã bất ngờ chậm lại vào cuối năm 2015 và suy yếu hơn nữa vào đầu năm 2016 trong bối cảnh giá cả giảm thấp", báo cáo nói thêm.

Các nước nên phản ứng thế nào trước những mối đe dọa đến sự tăng trưởng sẽ là chủ đề thảo luận chính trong chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán ở Thượng Hải. IMF đồng thời kêu gọi các nước tăng cường kích thích tài chính và thúc đẩy cải cách để tăng nhu cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng trung ương bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cần phải tiếp tục chính sách tiền tệ để bảo đảm các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn nhằm mục tiêu không làm ảnh hưởng đến đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, IMF nhấn mạnh rằng, để tránh quá phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, chính sách tài chính trong ngắn hạn nên hỗ trợ sự phục hồi thích hợp và cung cấp không gian tài chính, cũng như tập trung vào đầu tư.

Bên cạnh những cú sốc đối với nền kinh tế thế giới từ suy thoái của Trung Quốc và sự tuột dốc của giá cả các loại hàng hóa, IMF khẳng định các vấn đề địa chính trị như cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria và dịch bệnh gia tăng ở Mỹ Latinh từ virus Zika cũng đặt ra mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & FT)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo

TIN MỚI

Return to top