ClockThứ Ba, 18/06/2019 15:34

Đô thị hóa và thương mại hóa ngành lâm nghiệp đang đe dọa các cánh rừng của châu Á

TTH.VN - Việc mở rộng các đô thị và phát triển ngành lâm nghiệp trồng rừng đang đặt ra áp lực ngày càng lớn cho tài nguyên rừng ở châu Á – Thái Bình Dương, làm tổn hại cộng đồng địa phương và tăng tác động của biến đối khí hậu.

ASEAN tập trung phát triển nông lâm nghiệpLHQ ngày càng nâng cao vai trò bảo vệ rừngDiện tích rừng rộng bằng nước Anh bị phá hủy trong năm 2018

Một đồn điền cao su của công ty Socfin-KCD tại Campuchia. Ảnh: Bangkokpost

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hiện có tỉ lệ diện tích rừng tính trên đầu người thấp nhất thế giới – 19% so với tỉ lệ trung bình là 32%, mặc dù tổng diện tích rừng trong khu vực tăng gần 18 triệu héc-ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2015, theo một báo cáo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp(FAO).

Trong khi một vài quốc gia châu Á đã đưa ra các chính sách bảo tồn rừng và trao nhiều quyền hơn cho người dân bản địa, diện tích rừng trồng trong khu vực vẫn gia tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2015, đe dọa nghiêm trọng đến các cánh rừng nguyên sinh, tổ chức này cho hay.

 “Chúng tôi thật sự lo lắng về việc thiếu chất lượng rừng trong khu vực của chúng ta do rừng nguyên sinh rất đa dạng về sinh học nhưng một khi chúng đã biến mất thì sẽ biến mất mãi mãi”, bà Kundhavi Kadiresan, trợ lý Tổng Giám đốc FAO và Trưởng Đại diện Văn phòng FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Băng-Cốc chia sẻ.

 “Thật là đáng tiếc vì việc bảo tồn các khu rừng ở một quốc gia chỉ chuyển từ việc phá rừng sang một dạng khác”, bà cho biết thêm.

Rừng được xác định là rất quan trọng để giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu, tuy nhiên việc gia tăng dân số và nhu cầu khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác đã tạo ra nhiều áp lực lên rừng.

Tổng diện tích rừng trồng, bao gồm cả các đồn điền, gần như tăng gấp đôi tại khu vực này từ năm 1990 đến năm 2015, và chiếm 17% tổng diện tích rừng, cao hơn so với tỉ lệ trung bình của thế giới là 7%.

Trong khi đó, diện tích rừng được giao khoán cho hoặc sở hữu bởi người dân bản địa và các cộng đồng địa phương cũng tăng lên 17 triệu héc-ta từ năm 2002 đến 2017, báo cáo của FAO cho hay.

“Tuy nhiên”, theo báo cáo của tổ chức này “các xung đột liên quan đến các khu vực rừng được bảo vệ, chiếm đất và chia sẻ nguồn lợi trong khu vực đang rất phổ biến và vó thể được gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu”.

Các công nghệ tiên tiến như chụp ảnh vệ tinh, cảm biến từ xa hay trí tuệ nhân tạo và việc sử dụng người máy đang giúp chính quyền các nước cải thiện công tác giám sát và quản lý rừng và bảo vệ các cộng đồng địa phương, tổ chức FAO bổ sung.

Đạo luật công nhận lâm quyền của Ấn Độ, Chương trình Lâm nghiệp xã hội của In-đô-nê-si-a và chương trình nhượng quyền đất xã hội của Cam-pu-chia là những điển hình về lập pháp để phục hồi các quyền của cộng đồng địa phương.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Bangkokpost) 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top