ClockThứ Ba, 02/10/2018 06:46

Cộng đồng quốc tế tích cực hỗ trợ Indonesia sau thảm hoạ

TTH.VN - Indonesia đã nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ cộng đồng quốc tế khi đến nay đã có 18 quốc gia cam kết viện trợ cho các khu vực bị động đất tàn phá ở miền Trung Sulawesi.

Indonesia kêu gọi hỗ trợ quốc tế để khắc phục hậu quả sau động đất, sóng thầnĐộng đất, sóng thần Indonesia: Số người chết tăng vọt lên 1.203 ngườiIndonesia phân bổ 37,5 triệu USD hỗ trợ nạn nhân động đất, sóng thần

Động đất và sóng thần ngày 28/9 gây nhiều thiẹt hại nghiêm trọng cho Indonesia. Ảnh: AP

Số người bị di dời do động đất và sóng thần diễn ra hôm 28/9 tại thủ phủ tỉnh Palu và Donggala đã tăng lên 48.000 người, khiến lực lượng quân đội và cảnh sát Indonesia cũng phải tăng thêm 2.300 nhân viên để tăng cường các hoạt động cứu trợ.

Bộ trưởng điều phối chính trị, pháp lý và an ninh của Indonesia, ông Wiranto cho biết, hiện nay việc vận chuyển bằng đường hàng không là nhu cầu bức thiết nhất. Theo ông, máy bay C-130 - được thiết kế để cất cánh và hạ cánh từ những đường băng ngắn, là một trong số ít các loại máy bay có thể hoạt động từ sân bay Palu, nơi khoảng 200m đường băng đã bị hư hại do động đất.

Các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Đức Thánh Cha Phanxico, đã gửi lời chia buồn và cam kết hỗ trợ Indonesia khi tin tức về thảm họa diễn ra cuối tuần trước. Cao uỷ phụ trách về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini cũng tuyên bố EU sẽ hỗ trợ đầy đủ và đã kích hoạt dịch vụ lập bản đồ vệ tinh khẩn cấp để trợ giúp Indonesia. Được biết, trước đó nhiều quốc gia khác như Singapore, Mỹ, Úc … cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ nước này.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo tối 30/9 đã “bật đèn xanh” cho chính phủ trong việc chấp nhận sự giúp đỡ quốc tế để ứng phó và cứu trợ thiên tai khẩn cấp. Một nhóm nghiên cứu do Bộ Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh dẫn đầu sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công tác cứu trợ, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết.

Đảo Sulawesi đã phải gánh chịu trận động đất mạnh 6.1 độ richter vào chiều thứ Sáu tuần trước, trước khi một trận động đất khác mạnh hơn với độ mạnh 7.4 độ richter xảy ra, gây ra sóng thần cao 7m tàn phá trên toàn tỉnh, san bằng nhiều làng mạc, nhà ở và các khu vực xây dựng khác. Kể từ đó, 254 cơn dư chấn đã được ghi nhận.

Việc thiếu nước uống, thực phẩm, nhiên liệu và điện càng làm tăng thêm những căng thẳng cho người dân. Hôm qua, hàng trăm người đã hạ cánh tại sân bay Palu, hy vọng được sơ tán bằng các phương tiện quân sự vì lo ngại về những cơn dư chấn.

Các báo cáo từ hôm Chủ nhật cho biết số người thiệt mạng đã lên tới 1.203 người, nhưng phát ngôn viên giảm nhẹ thiên tai BNBP, ông Sutopo Purwo Nugroho hôm qua nói rằng, con số này hiện vẫn đang được xác minh.

Trận động đất diễn ra cuối tuần trước thậm chí còn mạnh hơn một loạt các trận động đất đã giết chết hàng trăm người trên đảo Lombok của Indonesia trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua.

Khi được hỏi liệu thảm họa này có ảnh hưởng đến các cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - Ngân hàng Thế giới được tổ chức tại Bali vào tuần tới hay không, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải Luhut Pandjaitan cho biết tổ chức này vẫn tin tưởng vào sự sẵn sàng của Indonesia trên cương vị của nước chủ nhà.

Tố Quyên (Lược dịch The Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

TIN MỚI

Return to top