ClockThứ Bảy, 14/09/2019 14:48

Công bố vaccine chống sốt rét đầu tiên trên thế giới

Vaccine chống sốt rét sẽ được bổ sung vào chương trình tiêm chủng của Kenya và dự kiến 300.000 trẻ em sẽ được tiêm loại vaccine này trong 3 năm tới.

Bệnh sốt rét có thể được loại bỏ vào năm 2050WHO: Cuộc chiến chống bệnh sốt rét đang đình trệĐông Nam Á: Lây lan sốt rét đa kháng thuốcTrung Quốc hướng đến sản xuất thuốc chống sốt rét ở châu PhiTiến trình kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đình trệ

Khoảng 300.000 trẻ em tại Kenya sẽ được tiêm vaccine chống sốt rét. Ảnh: AP

Tờ Guardian (Anh) cho biết mỗi năm thế giới có tới 400.000 người chết vì sốt rét, trong số đó chủ yếu là trẻ em ở châu Phi.

Kenya là quốc gia thứ 3 tại châu Phi, sau Ghana và Malawi, thực thi chương trình vaccine sốt rét. Cả Ghana và Malawi đã khởi động chương trình này từ tháng 4 nhưng Kenya là quốc gia đầu tiên công bố việc đưa vaccine chống sốt rét vào chương trình tiêm chủng.

Đài BBC (Anh) dẫn thông báo của Bộ Y tế Kenya cho biết vaccine chống sốt rét sẽ được phổ biến tại Homa Bay, Kisumu, Migori, Siaya, Busia, Bungoma, Vihiga và Kakamega.

Bộ Y tế Kenya đồng thời khẳng định rằng để được bảo vệ đầy đủ, trẻ em cần được tiêm 4 liều vaccine chống sốt rét và duy trì thói quen ngủ trong màn hàng đêm.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Kenya đã rất quyết liệt trong phòng chống sốt rét qua việc cung cấp màn, phun thuốc diệt muỗi và phát thuốc chống sốt rét đặc biệt dành cho phụ nữ có thai.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top