ClockThứ Hai, 31/10/2016 14:32

Chiếm nhiều làng quanh Mosul, liên quân Iraq xiết chặt vòng vây IS

Sau 2 tuần phát động chiến dịch tấn công vào thành phố Mosul, ngày 30/10, các lực lượng vũ trang của Iraq đã giành lại 11 ngôi làng quanh thành phố này.

Tướng Mỹ: Mosul không phải là dấu chấm hết cho IS ở IraqIraq: Quân chính phủ giành quyền kiểm soát nhiều nơi ở MosulChiến dịch giải phóng Mosul: Hệ lụy & hiểm họaGiải phóng Mosul- nước cờ đầy mạo hiểm của Tổng thống Mỹ Obama

Lực lượng vũ trang Iraq giành lại ngôi làng Ayn Nasir, phía Nam Mosul. (Nguồn: AFP/Getty Images)


Trong khuôn khổ chiến dịch tổng tấn công ngày 17/10 vừa qua nhằm tái chiếm "thành trì cuối cùng" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, hàng chục nghìn binh sỹ Iraq phối hợp với các chiến binh thuộc lực lượng bán quân sự người Kurd Peshmerga đã tiến dần về Mosul từ phía Bắc, Đông và Nam. 

Sau những ngày đầu chiến dịch chỉ đánh chiếm lại các vùng lân cận, các lực lượng từ tổ chức bán quân sự Hashed al-Shaabi đã bắt đầu tiến về Mosul từ phía Tây, mục đích là giải phóng Tal Afar, một thị trấn phía Tây thành phố, và chặn các tuyến đường cung ứng giữa Mosul và Syria.

Một thông báo từ văn phòng báo chí của Hashd Shaabi cho biết lực lượng này đã giành lại 4 ngôi làng phía Tây Nam thành phố. Trong khi đó, các lực lượng Peshmerga cũng thông báo giành lại 6 ngôi làng ở phía Bắc và Đông Mosul. Quân đội Iraq cũng đã giải phóng làng Ali Rash, cách Mosul 20 km về phía Đông. 

Mosul là thành phố lớn thứ 2 của Iraq, cách thủ đô Baghdad 400 km về phía Bắc, rơi vào tay của IS từ tháng 6/2014. Theo ước tính của Mỹ, tại Mosul có khoảng 3.500-5.000 tay súng IS và 2.000 tay súng khác ở các khu vực lân cận. Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cho biết tính tới ngày 27/10, 15.804 người đã phải lánh nạn kể từ khi chiến dịch giải phóng Mosul được phát động.

Cuộc chiến giải phóng Mosul huy động một liên minh lớn gồm 70.000 quân, trong đó có 30.000 binh sỹ quân đội Iraq, phối hợp với lực lượng Peshmerga và các chiến binh của các bộ tộc người Shi’ite cùng với lực lượng binh sỹ và lính đặc nhiệm của hàng chục nước tham gia liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu. 

Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo cảnh báo chiến dịch có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng khi có tới 1,2 triệu người có thể phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

TIN MỚI

Return to top