ClockChủ Nhật, 18/03/2018 14:49

Cây cầu tại Florida, Mỹ đã bị nứt trước khi đổ sập

Các nhà khoa học và cơ quan chức năng của bang Florida đã phát hiện vết nứt trước khi cầu bị sập.

Số người thương vong trong vụ sập cầu ở đại học Florida có thể sẽ tăng lênSập cầu đi bộ ở Trường ĐH quốc tế Florida, nhiều người thương vongHàn Quốc: Gãy cần cầu tại công trường xây dựng, 3 người thiệt mạng tại chỗ

Liên quan đến vụ sập cây cầu dành cho người đi bộ mới xây tại bang Florida, Mỹ hôm 15/3 khiến 6 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, hãng tin Reuter ngày 18/3 dẫn nguồn tin cho biết, các nhà khoa học và cơ quan chức năng của bang Florida đã phát hiện vết nứt trước khi cầu bị sập.

Lực lượng cứu hộ và chó nghiệp vụ đang tích cực tìm kiếm người sống sót tại hiện trường tai nạn. Ảnh: Getty.
 
Trước khi cây cầu bị sập, các kỹ sư và quan chức của bang Frorida đã có một cuộc họp để xem xét đến mức độ nguy hiểm của một vết nứt trên cây cầu mới xây và kết luận vết nứt này không ảnh hưởng đến mức độ an toàn của cây cầu. Tuy nhiên, cầu đã bị sập chỉ sau đó vài giờ.

Vụ sập cầu khiến gần một chục phương tiện lưu thông bị mắc kẹt, trong đó có cả xe trọng tải lớn. Việc giải cứu những người bị mắc kẹt cũng gặp nhiều khó khăn, do cây cầu chưa sập hẳn và chân cầu rất yếu.

Giám đốc cơ quan cảnh sát thành phố Miama, bang Florida Juan Perez cho biết: “Chúng tôi đã rất khó khăn khi đưa được các thi thể nạn nhân và các phương tiện ra khỏi hiện trường. Hiện tại, chúng tôi mới đưa được các thi thể ra khỏi các phương tiện và cứu trợ những người bị thương. Còn ít nhất có 4 phương tiện lớn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát. Việc dọn dẹp hiện trường vẫn chưa được hoàn thành. Điều này sẽ mất ít nhất là 12 giờ nữa. Nhưng tôi cũng không dám chắc.”

Dư luận tại Mỹ đang bày tỏ sự bất bình với cây cầu được cho là xây theo phương pháp mới. Hãng tin CNN cho biết, với công nghệ này nhà thầu chỉ mất 48 đến 72 giờ cho quá trình lắp đặt. Đây cũng là cây cầu đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng xi măng tự sạch. Dưới ánh sáng mặt trời, các phân tử nhiễm bẩn sẽ bị hấp thụ vào trong không khí khiến bề mặt xi măng luôn sạch bóng. Công nghệ di chuyển nhịp chính của cầu được gọi là Module Tự hành và đây là cây cầu đường bộ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ được xây dựng theo phương pháp này.

Theo thông báo của đơn vị xây dựng, cây cầu chịu được bão cấp 5, cấp mạnh nhất ở Mỹ và có độ bền 100 năm. Tuy nhiên mới đưa vào sử dụng được 5 ngày đã sập. Công tác điều tra đang khẩn trương được tiến hành.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đường cứu hộ- cứu nạn Phong Điền- Điền Lộc: Bê tông mặt đường nứt là do…hấp thụ nhiệt

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh (Ban QLDA)- chủ đầu tư công trình đường cứu hộ - cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc (Phong Điền), nguyên nhân các tấm bê tông xi măng mặt đường này xuất hiện các vết nứt là do quá trình hấp thụ nhiệt dẫn đến co giãn gây ra hiện tượng nứt.

Đường cứu hộ- cứu nạn Phong Điền- Điền Lộc Bê tông mặt đường nứt là do…hấp thụ nhiệt
Xung quanh dư luận về gỗ thi công tuyến đường đi bộ dọc sông Hương xuất hiện vết nứt, ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án:
Vết rạn chân chim không ảnh hưởng đến kết cấu

Dự án thí điểm “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, TP. Huế” thuộc dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm” đã hoàn thiện hơn 90% hạng mục. Tuy nhiên, vật liệu gỗ thi công tuyến đường này đang xuất hiện những vết nứt, rạn khiến nhiều người lo ngại về chất lượng công trình.

Vết rạn chân chim không ảnh hưởng đến kết cấu

TIN MỚI

Return to top