ClockThứ Ba, 11/10/2016 14:30

Căng thẳng giữa Nga với EU và NATO tiếp tục gia tăng

Những bất đồng về các vấn đề nóng của thế giới như khủng hoảng Ukraine hay nội chiến Syria vẫn đang là trở ngại trong mối quan hệ Nga-EU-NATO.

Pháp: “NATO cần hợp tác với Nga hơn là đối đầu”Nga đề nghị NATO tổ chức cuộc họp về an ninh châu Âu trong tháng 9/2016Nga đồng ý đàm phán với NATO sau Hội nghị thượng đỉnh Warsaw

Ngày 10/10, nhiều quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu và NATO đã kêu gọi duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm buộc Nga phải nhượng bộ trong các vấn đề quốc tế. 

Phát biểu tại một sự kiện diễn ra tại Đức do báo Passauer Neue Presse tổ chức, với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao Liên minh châu Âu và NATO, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, tình hình tại Syria đang ngày càng xấu đi và cách duy nhất để tạo sự thay đổi tại Syria là tiếp tục trừng phạt Nga. 

cang thang giua nga voi eu va nato tiep tuc gia tang hinh 0
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. (ảnh: AFP/Getty). 

Ông Tusk nói: “Chúng tôi đang duy trì lệnh trừng phạt với Nga từ tháng 6 vừa qua. Từ thời điểm đó đến nay, vẫn không có gì thay đổi tại Syria, thậm chí còn xấu đi. Tôi cho rằng, cách duy nhất để cải thiện tình hình tại Syria là kéo dài lệnh trừng phạt đối với Nga”.

Tuyên bố của ông Tusk đưa ra trong bối cảnh, Nga và phương Tây đang có nhiều bất đồng trong cách giải quyết cuộc nội chiến kéo dài tại Syria. Bất đồng giữa Nga và các nước phương Tây thể hiện rõ ngay trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra cuối tuần qua về hai dự thảo nghị quyết do Pháp và Nga soạn thảo liên quan tới Syria.

Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết do Pháp đệ trình. Trong khi đó, dự thảo nghị quyết của Nga cũng thất bại do có 9 phiếu chống, trong đó có 3 phiếu phủ quyết của Anh, Pháp và Mỹ.

Trong khi đó, về cuộc khủng hoảng tại Ukraine, cả Nga và nhiều nước phương Tây đến nay cũng chưa tìm được tiếng nói chung.

Đồng quan điểm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stonltenberg một mặt kêu gọi đối thoại với Nga nhằm giải quyết bất đồng, mặt khác cho rằng cần gia tăng trừng phạt nhằm kiềm chế sức mạnh của Nga.

Ông Jens Stonltenberg nói: “Chúng tôi thấy rằng, Nga đang phát triển những khả năng mới. Sự gia tăng của binh sĩ Nga tại biên giới Ukraine đang khiến chúng tôi quan ngại. Nước Nga đang trở nên mạnh hơn”.

Tuyên bố này một lần nữa khẳng định lại quan điểm mà ông Jens Stonltenberg từng tuyên bố mới đây, trong đó thừa nhận quan hệ NATO và Nga cần được xây dựng trên cơ sở“phòng thủ và đối thoại”.

Quan hệ giữa phương Tây và Nga nói chung và quan hệ NATO và Nga nói riêng đã xuống tới mức thấp nhất sau Chiến tranh Lạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine, với đỉnh điểm là Nga sáp nhập bán đảo Crime và mới đây là cuộc khủng hoảng tại Syria.

Theo đánh giá của giới phân tích, nếu như Nga là phía chịu thiệt hại nhiều hơn về kinh tế khi đình trệ hợp tác với phương Tây, thì NATO lại là bên bị ảnh hưởng nặng nề về mặt an ninh, đặc biệt là cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan cũng như cả khu vực Trung Đông và hiện nay là cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở chính trong lòng châu Âu. Quan hệ xấu đi giữa Nga với NATO và Liên minh châu Âu đang làm tổn hại tới nhiều lợi ích của hai bên./. 

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

TIN MỚI

Return to top