ClockThứ Ba, 26/06/2018 06:51

Ấn Độ: Mumbai cấm sử dụng nhựa dùng một lần

TTH.VN - Hãng tin The Guardian ngày 25/6 đưa tin, Mumbai vừa trở thành thành phố lớn nhất của Ấn Độ cấm hoàn toàn việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nhựa, cốc giấy nhựa...

WWF: Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành “biển rác nhựa”Hồi chuông báo động từ vấn nạn rác thải nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁChống lại ô nhiễm chất thải nhựaThái Lan: Cá voi chết do nuốt 80 túi nhựa

Người dân Mumbai tạo dựng thói quen không sử dụng các sản phẩm nhựa để bảo vệ môi trường. Ảnh: The Guardian

Ngoài ra, giới chức nước này cũng tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp chế tài có giá trị tối đa lên đến 25.000 Rupi (276 Euro) và ba tháng tù giam đối với các cá nhân cố tình vi phạm.

Sau khi quy định mới chính thức có hiệu lực, cơ quan chức năng đã nhanh chóng triển khai công tác thanh tra, tuần tra khắp thành phố để bắt giữ những doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn và người dân vẫn cố tình sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4 doanh nghiệp phải chịu phạt, trong đó bao gồm cả McDonald’s và Starbucks.

Trả lời phỏng vấn của báo giới, Kamlash Mohan Chaudhary – một công dân Mumbai cho biết: “Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm đang diễn ra rất nghiêm trọng thì đây là một chính sách phù hợp. Song việc thay đổi thói quen của người dân trong phút chốc là điều rất khó khăn. Mọi người luôn đựng tất cả mọi thứ trong túi nhựa”.

Cùng lúc đó, Chaudhary  - một lái xe taxi cho hay anh đã bắt đầu thói quen đem theo một túi vải bên người, đồng thời các nhà bán lẻ thịt ở địa phương cũng chuyển đổi hình thức đóng gói hàng từ túi nhựa sang báo giấy để bảo vệ môi trường.

Được biết gần đây Ấn Độ đã tổ chức kỷ niệm ngày môi trường thế giới 2018 với chủ đề chính là giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon. Kể từ năm 1950, ước tính toàn cầu đã thải khoảng 6,3 tỉ tấn nhựa ra môi trường, trong đó phần lớn các phế thải đều tiêu tốn thời gian phân hủy ít nhất là 450 năm. Do đó, việc Mumbai nói riêng và Ấn Độ nói chung cấm sử dụng nhựa được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao là một trong số những nỗ lực nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành công nghiệp đồ ăn nhẹ của Ấn Độ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Ngành đồ ăn nhẹ đóng gói tại Ấn Độ đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc, được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch sang lối sống đô thị ưu tiên sự tiện lợi, mức thu nhập tăng và sự phát triển của bán lẻ trực tuyến cùng một loạt các dịch vụ ngày càng đa dạng... Ngành công nghiệp này được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 10,5%/năm trong 5 năm tới, hứa hẹn lợi nhuận tích cực cho các nhà đầu tư.

Ngành công nghiệp đồ ăn nhẹ của Ấn Độ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Mưa lớn ở Ấn Độ và Nepal khiến gần 100 người thiệt mạng

Các phương tiện truyền thông cho biết gần 100 người đã thiệt mạng kể từ ngày 9/4, sau khi mưa lớn trút xuống một số khu vực ở Ấn Độ và Nepal. Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) đã ban hành cảnh báo nhiều mối nguy hiểm hôm 9/4, với tình trạng nắng nóng ở các khu vực phía tây trong khi các vùng phía đông và trung tâm của đất nước sẽ đối mặt với giông bão.

Mưa lớn ở Ấn Độ và Nepal khiến gần 100 người thiệt mạng
Ấn Độ ủng hộ phúc lợi lao động và hợp tác toàn cầu

Tại cuộc họp lần thứ 353 của Cơ quan quản lý của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) diễn ra tại Geneva, phái đoàn Ấn Độ do Tổng cục trưởng chuyên trách Cục xúc tiến Công nghiệp và Nội dung Sumita Dawra dẫn đầu đã nhấn mạnh những bước tiến của quốc gia này trong việc thúc đẩy phúc lợi lao động và công lý xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Ấn Độ ủng hộ phúc lợi lao động và hợp tác toàn cầu
Diễn đàn Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản châu Á lần thứ 14:
Vai trò lãnh đạo của Ấn Độ trong mục tiêu nghề cá bền vững

Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Chăn nuôi và Sản xuất sữa Ấn Độ Lalan Singh mới đây đã chủ trì khai mạc Diễn đàn Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản châu Á lần thứ 14 (14AFAF), diễn ra từ ngày 12 - 15/2 tại thủ đô New Delhi.

Vai trò lãnh đạo của Ấn Độ trong mục tiêu nghề cá bền vững
“Giáo dục hành động” trong giảm rác thải nhựa

Việc áp dụng phương pháp “giáo dục hành động” (GDHĐ) trong tuyên truyền giảm rác thải nhựa đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng ý thức phân loại rác tại nguồn, bảo vệ môi trường của người dân.

“Giáo dục hành động” trong giảm rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top