ClockThứ Tư, 01/03/2017 06:38

ADB: Cần 26 nghìn tỷ USD đầu tư cho hạ tầng ở các nền kinh tế mới nổi châu Á

TTH.VN - Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á sẽ cần phải đầu tư khoảng 26 nghìn tỷ USD để xây dựng mọi thứ từ mạng lưới giao thông cho đến làm sạch nguồn nước đến năm 2030 để duy trì tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và đối phó với sự biến đổi khí hậu.

AIIB thành lập uỷ ban cố vấn quốc tếADB tài trợ 85 triệu USD nâng cấp hạ tầng nông thôn 6 tỉnh miền Trung

Một công trình xây dựng ở Ấn Độ. Ảnh: Livemint                                                                         

Một báo cáo vừa được phát hành hôm qua (28/1) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nêu bật sự cần thiết phải đầu tư lớn vào xây dựng, nâng cấp các công trình công cộng và cho đầu tư vào khu vực tư nhân nhiều hơn nhiều. Theo ADB, không tính đến chi tiêu để giảm thiểu biến đổi khí hậu, vẫn cần đến 22,6 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ.

Cần có khoản đầu tư lớn đến 14,7 nghìn tỷ USD dành cho ngành năng lượng, 8,4 nghìn tỷ USD cho giao thông vận tải, 2,3 nghìn tỷ USD cho chi phí viễn thông và 800 tỷ USD cho hệ thống nước và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo chỉ rõ.

Phần lớn các công trình hạ tầng là điều cần thiết ở khu vực Đông Nam Á, chiếm 61% các ước tính của ADB. Khu vực Thái Bình Dương dẫn đầu tất cả các tiểu vùng khác cần mức đầu tư trị giá 9,1% GDP, tiếp theo là Nam Á với 8,8% GDP.

Dự báo mới về nhu cầu cơ sở hạ tầng hàng năm lên đến 1,7 nghìn tỷ - để thích ứng với biến đổi khí hậu, cao hơn gấp đôi con số 750 tỷ USD mà ADB ước tính hồi năm 2009 - mặc dù báo cáo mới nhất được đưa ra dựa trên 45 nước thành viên đang phát triển của ADB so với chỉ 32 nước trong thời gian trước và sử dụng mức giá năm 2015 so với của năm 2008.

Chính phủ các nước xung quanh khu vực này đang hứa hẹn dành các khoản chi tiêu mới khổng lồ cho các công trình công cộng, thường trong sự cạnh tranh các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng cũng đã bắt đầu tài trợ cho các dự án, cung cấp một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng Thế giới (WB) chịu ảnh hưởng của Mỹ và ADB được Nhật Bản hậu thuẫn.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bắt tay vào một kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng trị giá 160 tỷ USD khi ông tìm cách duy trì mức tăng trưởng 7%, mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Malaysia, với các cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, được đẩy mạnh với nhiều dự án bao gồm các tuyến đường sắt mới tại thủ đô Kuala Lumpur, hay đường cao tốc West Coast.

Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ ước tính cần hơn 1,5 nghìn tỷ USD để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của đất nước trong thập kỷ tới, khi tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hệ thống đường sắt và những con đường trên cả nước. Ấn Độ cũng hướng đến việc liên kết 700.000 ngôi làng lại với nhau, xây dựng nhiều con đường hỗ trợ cho sự phát triển các vùng nội địa chứa đến 70% trong tổng dân số 1,3 tỉ người.

Tuy nhiên, báo cáo của ADB cũng cảnh báo rằng, cải cách rộng rãi là việc cần thiết để thu hút đầu tư tư nhân. Ngoài ra, khu vực này cũng có nhiều điểm hạn chế khác. Trong khi các chính phủ trên khắp châu Á đang hứa hẹn sẽ chi hàng trăm tỷ USD cho các công trình mới, thì việc hoàn thành đúng ngân sách và thời hạn cũng là một thách thức để các dự án được bắt đầu. Khu vực này cũng bị đeo đẳng bởi một số các vấn đề khác như tham nhũng, địa hình khắc nghiệt và quyền sử dụng đất phức tạp.

Tố Quyên (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top