ClockThứ Sáu, 11/05/2018 14:23

ADB: Bhutan vào top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á

TTH.VN - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% trong năm 2017, Bhutan trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á đang phát triển, tờ ANN ngày 11/5 trích dẫn báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho hay.

EU cam kết tiếp tục hỗ trợ Bhutan sau năm 2020Đông Nam Á đặt mục tiêu loại bỏ bệnh sởi trước năm 2020ADB đầu tư 16,7 tỷ USD cho sự phát triển của ASEANTự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu Á

Nông dân trên một cánh đồng ở Bhutan. Ảnh: Bhutan Holiday Planner

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2018 của ngân hàng này cho thấy, Bhutan có triển vọng tăng trưởng ổn định, liên tục và mạnh mẽ, nhưng việc hoàn thiện chậm của 2 nhà máy thủy điện lớn đang trì hoãn sự tăng trưởng mạnh đã được dự báo trước đó.

Điều này có nghĩa là quốc gia này có thể sẽ chứng kiến một dự báo tăng trưởng tương tự trong 2 năm tới. Năm 2018, GDP của đất nước được dự báo tăng 7,1%, mức tăng trưởng cao thứ 2 sau Ấn Độ (7,3%). Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ được dự báo​ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong năm 2019 với 7,6%, theo sau là Bhutan với 7,4%.

Tuy nhiên, ADB nhìn nhận, mặc dù có những tiến bộ kinh tế bền vững, tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tuổi vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. "Mặc dù Bhutan đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể, tăng trưởng không tạo ra việc làm cân xứng cho những người mới tham gia vào lực lượng lao động", báo cáo trên nói thêm.

Dù có nhiều thách thức, ngành dịch vụ vẫn được dự kiến ​​sẽ là động lực chính của nền kinh tế, trong bối cảnh các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ và du lịch tiếp tục mở rộng. Bên cạnh đó, nông nghiệp, một ngành tương đối nhỏ cũng được dự báo sẽ​ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2018 so với hồi năm ngoái, dựa trên các nỗ lực của Chính phủ nước này, ADB nhận định.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Kuensel & ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai

TIN MỚI

Return to top