Thế giới

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

ClockThứ Bảy, 06/04/2024 08:20
TTH - Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chipTỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ lập mức kỷ lục mớiEIU: Singapore tiếp tục là điểm đến kinh doanh tốt nhất thế giới

Cánh đồng turbin gió ở gần Palm Springs, California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN 

“Mặc dù mọi cộng đồng đều có khả năng tham gia nền kinh tế năng lượng sạch, nhưng không phải cộng đồng nào cũng có cơ hội làm được điều đó”, Phó Tổng thống Harris cho biết, đồng thời nói thêm rằng khoản tài trợ này phản ánh hai ưu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden: mở rộng khả năng tiếp cận vốn và xây dựng nền kinh tế năng lượng sạch.

Khoản đầu tư này là một phần của Quỹ Giảm thiểu Khí nhà kính (GGRF) - một chương trình trị giá 27 tỷ USD được tài trợ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 của Tổng thống Biden, nhằm chống khủng hoảng khí hậu bằng cách xúc tiến vốn công và tư nhân cho các dự án cắt giảm khí thải nhà kính, ô nhiễm khí hậu, cải thiện chất lượng không khí, giảm chi phí năng lượng và tạo việc làm được trả lương cao.

Chương trình này sẽ đảm bảo các cộng đồng trên khắp nước Mỹ có quyền tiếp cận nguồn vốn mà họ cần để tham gia và hưởng lợi từ một nền kinh tế sạch hơn, bền vững hơn.

Khoản đầu tư lịch sử này sẽ hỗ trợ một loạt các dự án về khí hậu và năng lượng sạch, bao gồm sản xuất và lưu trữ năng lượng sạch, cải tạo nhà ở và doanh nghiệp nhỏ không phát thải... Các tổ chức được chọn sẽ tạo ra một mạng lưới tài chính sạch quốc gia nhằm giúp khởi động các dự án trong 7 năm tới, với cam kết sẽ giảm hoặc tránh được tới 40 triệu tấn khí thải carbon hàng năm.

Ba liên minh phi lợi nhuận bao gồm các tổ chức tài chính phát triển cộng đồng, ngân hàng xanh địa phương và các tổ chức cho vay cộng đồng khác đã được chọn để phân phối 14 tỷ USD từ Quỹ đầu tư sạch quốc gia (NCIF), nhằm hỗ trợ các dự án công nghệ sạch giá cả phải chăng trên toàn quốc.

Năm nhóm khác đã được chọn để quản lý Công cụ tăng tốc đầu tư cộng đồng sạch trị giá 6 tỷ USD, sẽ cung cấp kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị cho vay cộng đồng, để hỗ trợ các dự án công nghệ sạch ở các cộng đồng có thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn.

“Biến đổi khí hậu không còn là mối đe dọa xa vời mà là một thực tế đang ngày càng tăng tốc… Trong bối cảnh đó, nguồn tài trợ này sẽ giúp Mỹ đối mặt sự cấp bách của biến đổi khí hậu”,  William Barber, người đứng đầu Liên minh Thủ đô xanh - một trong những tổ chức được lựa chọn, cho biết.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương
Return to top