Thế giới

EIU: Singapore tiếp tục là điểm đến kinh doanh tốt nhất thế giới

ClockThứ Tư, 03/04/2024 05:47
TTH - Singapore, Đan Mạch và Mỹ lần lượt là những nơi tốt nhất trên thế giới để tiến hành kinh doanh, theo bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Economist Intelligence Unit (EIU).

Dự báo tăng trưởng Singapore được nâng lên nhờ tour diễn của ca sĩ Taylor SwiftSingapore Airshow 2024 thu hút lượng khách thương mại kỷ lụcDu lịch nước ngoài phục hồi, khách Trung Quốc đổ xô đến Đông Nam Á

 Singapore tiếp tục đứng đầu danh sách những nơi tốt nhất thế giới để kinh doanh năm thứ 16. Ảnh: Bloomberg/Vietnamnet

Prianthi Roy, Giám đốc Dự báo quốc gia của EIU cho biết “Singapore sẽ vẫn là địa điểm có vị trí tốt nhất trên thế giới để kinh doanh, như đã đạt được trong 16 năm qua”.

Theo bà Roy, các yếu tố thúc đẩy quốc gia Đông Nam Á này trở thành điểm đến kinh doanh hàng đầu là sự ổn định chính trị và sự tập trung của chính phủ vào việc giúp đỡ các công ty thuộc khu vực tư nhân trong nước nâng cấp công nghệ.

Bảng xếp hạng của EIU đánh giá mức độ hấp dẫn của hoạt động kinh doanh trên 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, được đo lường dựa trên các chỉ số như lạm phát, chi phí sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế và chính sách tài chính.

Các nhà phân tích của EIU cho biết, thước đo này cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế nào có điều kiện tăng trưởng tốt hơn các nền kinh tế khác và là một cách hiệu quả để xác định nơi nào có thể sẽ sớm tăng chi tiêu đầu tư.

10 nền kinh tế dẫn đầu danh sách

Xếp sau Singapore là Đan Mạch và Mỹ, lần lượt chiếm vị trí thứ hai và thứ ba.

Với “các nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc” cùng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và giao thông chất lượng cao, Đan Mạch đã tự định hình là một trong những địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất thế giới.

Song song đó, cơ hội thị trường ở Mỹ vẫn sẽ rất thuận lợi, nhất là khi có ít hạn chế đối với hoạt động ngoại thương và đầu tư ở nước này.

“Singapore, Đan Mạch và Mỹ được dự đoán sẽ có môi trường kinh doanh tốt nhất trong 5 năm tới”, báo cáo viết rõ.

Tiếp theo sau đó, Đức và Thụy Sĩ lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5, trong khi Canada, Thụy Điển, New Zealand, Hồng Kông (Trung Quốc) và Phần Lan chiếm các vị trí còn lại trong top 10 điểm đến tốt nhất để kinh doanh trên thế giới.

Theo báo cáo, đây đều là những nền kinh tế tiên tiến và có thành tích hoạt động mạnh mẽ lâu dài trong danh sách của EIU, vì vậy có xu hướng là “những khoản đặt cược an toàn cho các nhà đầu tư”.

Ngoài ra, một số nước đã có bước “cải thiện lớn” đáng chú ý trong bảng xếp hạng này là các quốc gia như Hy Lạp, Argentina và Ấn Độ.

Hy Lạp đã chứng kiến sự cải thiện lớn nhất về môi trường kinh doanh trong danh sách của EIU nhờ những cải cách do chính phủ ủng hộ doanh nghiệp mang lại.

Những cải cách thị trường tự do do Tổng thống Argentina hứa hẹn nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã giúp nước này cải thiện mạnh mẽ thứ hạng, vươn lên vị trí môi trường kinh doanh được cải thiện cao thứ hai của EIU.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu
Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
Return to top