ClockThứ Ba, 22/11/2022 07:15

Sức bật từ một nghị quyết

TTH - Được xem như trái tim của Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cảng Chân Mây có tiềm năng lớn trong vận tải biển, trung chuyển quốc tế. Việc thu hút tàu hàng container qua cảng sẽ là bước đột phá để hiện thực hóa tiềm năng của cảng biển này, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Mở tuyến container nội địa tại cảng Chân MâyHạ tầng đi trước một bướcHỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho tàu container vào cảng Chân MâyThiện chí trong đầu tư, đưa cảng Chân Mây phát triển hơnGiao Công ty CP Hàng hải VSICO xây dựng bến 4 và 5 cảng Chân Mây

Các hãng tàu được hỗ trợ khi cập cảng Chân Mây

Trong một lần trao đổi, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng Hải và Đầu tư Công nghiệp Vinashin (VSICO) Lê Trọng Quân bày tỏ vui mừng khi tỉnh có chính sách hỗ trợ các hãng tàu vào cảng Chân Mây. Đây chính là tiền đề để hỗ trợ các doanh nghiệp hàng hải nghiên cứu, thực hiện các dịch vụ vận tải tại cảng.

Chính sách của ông Quân nhắc tới đó là Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 7/9/2022 về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 6.

 Sau một thời gian đi vào thực tiễn, nghị quyết này thực sự tạo cú hích để cảng Chân Mây đón thêm các chuyến tàu container quốc tế. Đầu tháng 9 vừa qua, cảng Chân Mây lần đầu tiên đón chuyến tàu container quốc tế - bước mở đầu quan trọng trong việc khai thác chức năng làm hàng container tại khu bến Chân Mây theo Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND hỗ trợ các hãng tàu vào cảng Chân Mây

Tiếp nối thành công đó, đầu tháng 10, tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu làm hàng container tại cảng Chân Mây, với khoảng hơn 200 khách mời thuộc nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Trung ương và địa phương để tạo cú hích mới trong thu hút tàu hàng container đến với cảng biển. Đánh giá về thành công hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh các hãng tàu biển lớn trong cả nước đã thực hiện tìm kiếm cơ hội và kết nối để đầu tư tham gia hợp tác với tỉnh.

Theo số liệu từ các doanh nghiệp, hiện, bình quân 1 tháng các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nội gần 1.000 container 20 feet. Trong đó, tháng 11 năm 2022 các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nội 737 container 20 feet, nhập nội 72 container 20 feet; tháng 12 năm 2022 xuất nội là 744 container 20 feet, nhập nội 65 container 20 feet.

Thông tin thêm về nội dung nghị quyết, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn cho biết, hãng tàu biển, đại lý hãng tàu được phép hoạt động kinh doanh vận chuyển container theo quy định và thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại cảng Chân Mây theo tuyến với tần suất tối thiểu 2 chuyến cập cảng mỗi tháng. Mức hỗ trợ 210.000.000 đồng/chuyến cập cảng. Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh). Mức hỗ trợ đối với container 20 feet: 800.000 đồng/container. Đối với container 40 feet: 1.100.000 đồng/container.

Mới đây, tại buổi làm việc của tỉnh với các doanh nghiệp sản xuất men frit và cristobalite, các bên đã thống nhất thí điểm mở tuyến vận chuyển hàng container nội địa để vận chuyển hàng cho các doanh nghiệp sản xuất men frit và cristobalite. Cục Hải quan tỉnh cam kết tạo điều kiện về thủ tục cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần Cảng Chân Mây cũng phối hợp cùng các hãng tàu xây dựng lịch trình định tuyến và công bố cho các doanh nghiệp biết trước để lập kế hoạch xuất/nhập hàng tập trung theo lịch trình của tàu; có giải pháp giảm các chi phí liên quan cho các doanh nghiệp, đảm bảo cạnh tranh so với các cảng khác; tiếp tục kết nối thêm với các hãng tàu có uy tín để các doanh nghiệp có nhiều phương án lựa chọn cũng như đảm bảo tần suất, kế hoạch xuất/nhập hàng cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa, về năng suất xếp dỡ là 15 move/giờ/cẩu.

Ngoài những chính sách thực tiễn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và tăng năng lực cảng biển, khu bến Chân Mây cũng được đầu tư xây dựng 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m, khả năng thông quan hàng hóa từ 5-6 triệu tấn/năm. Hiện, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây ngày càng tăng cao, dự kiến năm 2022 lượng hàng thông qua khoảng 4-4,5 triệu tấn. Cùng với tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, lượng hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh sẽ gia tăng; kết hợp với việc khai thác nguồn hàng từ Lào và Đông Bắc Thái Lan, dự báo đến năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây khoảng 20-25 triệu tấn. Các doanh nghiệp cảng biển ở địa phương cũng đã sẵn sàng các phương án, mở line định tuyến để ổn định tàu container qua cảng.

“Với sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Việc mở tuyến vận chuyển hàng container qua cảng Chân Mây sẽ giúp lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng lớn hơn, mang lại hiệu quả cho các hãng tàu, các doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Sáng 9/1, Sở Du lịch phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP. Huế bằng đường hàng hải năm 2025. Tham dự chương trình đón chuyến tàu có ông Hoàng Hải Minh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế.

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây
Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TIN MỚI

Return to top