ClockThứ Bảy, 08/12/2018 06:15

Phát triển “taxi công nghệ”

TTH - Đón đầu xu thế phát triển, một số hãng vận tải trên địa bàn tỉnh đã bắt tay xây dựng cơ chế vận hành, quản lý theo công nghệ thông minh, hướng đến xây dựng giao thông thông minh và đô thị thông minh trong tương lai.

Cốt lõi là ý thức của người tham gia giao thông

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 9 hãng taxi đang hoạt động và tất cả đều đầu tư xây dựng các công nghệ thông minh

Tiện lợi

Theo mục tiêu xây dựng, phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh, từ nay đến năm 2020, sẽ ưu tiên cung cấp các dịch vụ cơ bản trên 5 lĩnh vực (y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường). Riêng về giao thông sẽ bước đầu cung cấp thông tin giao thông cho doanh nghiệp và người dân.

Trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải, sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” là xu thế tất yếu, trong đó có việc cài đặt ứng dụng taxi app trên điện thoại thông minh. Theo đó, chỉ một vài thao tác, mọi thông tin về tài xế, họ tên, số điện thoại, ngay cả vị trí hiện tại và quá trình di chuyển của tài xế đến đón khách hàng, cũng hiển thị đầy đủ trên màn hình.

“Cài đặt ứng dụng taxi app các hãng xe giúp kiểm soát hành trình tốt hơn, chi phí dịch vụ mình phải trả cho quãng đường cũng hợp lý hơn”, chị Trương Thị Thảo, một khách hàng ở TP. Huế đánh giá.

Khách hàng dễ dàng cài đặt ứng dụng công nghệ của các hãng taxi để phục vụ việc di chuyển của mình

Việc triển khai các ứng dụng gọi taxi thông minh không chỉ tiết kiệm chi phí cho các hãng taxi mà người dùng cũng được hưởng lợi.

Ông Hồ Hữu Cường, Phó Giám đốc Công ty TNHH Taxi Mai Linh Huế, chia sẻ: “Công nghệ thông minh đầu tiên mà các hãng vận tải taxi áp dụng là công nghệ đặt xe thông minh. Ứng dụng gọi taxi app giúp khách hàng có thêm kênh lựa chọn đặt xe thông qua điện thoại smartphone, bên cạnh các kênh khác như gọi tổng đài, đón xe qua nhân viên điều hành điểm tiếp thị hoặc vẫy xe trên đường”.

Với taxi app, sau khi nhận được yêu cầu đặt xe, hệ thống xử lý trung tâm sẽ điều xe gần nhất đến phục vụ và hành khách sẽ nhận được thông tin xác nhận từ hệ thống xử lý trung tâm với các thông tin chi tiết như biển số xe, số tài, tên, hình ảnh, tài xế, ước lượng quãng đường và giá cước… Thêm vào đó, hành khách có thể chia sẻ lộ trình của mình cho người thân, bạn bè khi di chuyển nhằm đảm bảo an toàn.

Đặc biệt nếu xảy ra sự cố bỏ quên tài sản trên xe, hành khách cũng dễ dàng liên lạc với tài xế và công ty để nhận lại do thông tin của xe, tài xế đều được lưu trữ đầy đủ trong lịch sử chuyến đi của ứng dụng và trên hệ thống.

Còn nhiều khó khăn

Cuối tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh có quyết định số 2776/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; tuân thủ quy định của pháp luật; chịu sự quản lý của các ngành có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hội. Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Theo ông Hồ Hữu Cường, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, một số hãng taxi cũng đã cung cấp nhiều tính năng nổi bật như khách có thể thanh toán cước taxi bằng tiền mặt, coupon, thẻ thanh toán quốc tế, nội địa, thẻ thanh toán. Với khách hàng gọi taxi bằng điện thoại di động thông thường, tức là không cài đặt taxi app, thì hệ thống phần mềm cũng sẽ phản hồi cho khách hàng bằng tin nhắn SMS gồm các thông tin chi tiết về xe sẽ đón khách như: số tài, số điện thoại liên lạc của tài xế. Sau khi kết thúc chuyến đi, khách hàng có thể đánh giá mức độ hài lòng đối với tài xế, dịch vụ trên xe.

Ông Nguyễn Tiến Đường, Giám đốc Công ty TNHH Taxi Thành Công cho rằng, những thay đổi này của các hãng taxi trên địa bàn đáp ứng được chủ trương xây dựng giao thông thông minh, hướng đến đô thị thông mình mà Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo triển khai. Việc áp dụng công nghệ mới không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí nhân sự và điều hành mà còn tạo ra một kênh mới tiếp cận khách hàng dễ dàng, hứa hẹn là một bước tiến mới đánh dấu sự thay đổi đáng kể cục diện cạnh tranh giữa các hãng taxi. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 9 hãng taxi đang hoạt động và tất cả đều đầu tư xây dựng các công nghệ thông minh trong điều hành và quản lý phương tiện.

Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù khá nhiều công ty taxi đã phải mua hoặc xây dựng phần mềm để tăng tính hấp dẫn, nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn so với đầu tư nên vẫn không cải thiện được thị phần. Nguyên nhân vì người dân ít biết đến app riêng của các hãng taxi, hoặc có thì cũng ngại cài đặt cả chục app trên điện thoại. Họ chỉ quen với ứng dụng của Grab, Uber. Do vậy, đại diện các hãng taxi này cũng cho biết, đang kiến nghị với chính quyền địa phương xây dựng một app chung cho cả hệ thống taxi trên địa bàn và đã kiến nghị thành lập Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế để phát huy hiệu quả cao hơn.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top