ClockChủ Nhật, 26/03/2023 07:42

Nhà đầu tư “nắm đằng chuôi”?

TTH - Thì ra, dù một thị trường có quy mô lớn như trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bất động sản (BĐS) cũng có vẻ như rất dễ chao đảo và cũng dễ phục hồi. Một thị trường quy mô hàng trăm ngàn tỷ đồng, do nhiều trục trặc gần như đứng khựng mấy tháng nay. Bỗng dưng, trong tháng 3 này, thị trường bắt đầu khởi động lại và có một số DN đã phát hành thành công. Điều gì đã tác động đến thị trường? Có lẽ là từ Nghị định 08 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ngừng hiệu lực thi hành một số điều tại một nghị định trước đó quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ.

Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ giảm 66%Sửa đổi, bổ sung một số quy định về phát hành trái phiếu DNThị trường bất động sản bắt đầu có giao dịch trở lạiQuy định tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

leftcenterrightdel
 Khu quy hoạch Thủy Thanh giai đoạn 3 ở thời điểm bất động sản khởi động lại.  Ảnh: NGUYỄN PHONG

Mấu chốt là ở những điểm sửa đổi: Cho phép gia hạn và chuyển đổi trái phiếu sang BĐS. Mức gia hạn ở đây là thêm 2 năm theo thỏa thuận giữa nhà phát hành và trái chủ.

Nhìn vào số lượng trái phiếu phát hành, chúng ta thấy có mấy điều đáng chú ý. Đó là có sự chênh lệch lớn về số lượng phát hành giữa các DN và cả lãi suất. Có DN phát hành với số lượng lớn lên đến mấy ngàn tỷ đồng, nhưng cũng có DN chỉ phát hành vài chục tỷ đồng. Chuyện các DN phát hành trái phiếu với lãi suất quanh mức 12% năm là phù hợp với mức lãi suất trên thị trường hiện nay. Nhưng có những DN phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng mức lãi suất chỉ 6% làm… chúng ta thấy lạ!

Thôi thì, lạ hay không là do nhà đầu tư quyết định. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là điều gì đã tạo ra sự cách biệt này cũng cần được lý giải. Bởi, bất kỳ một sự khác lạ nào cũng chứa đựng trong nó những hoàn cảnh và điều kiện nào đó. Nếu chúng ta phân tích cặn kẽ điều này, biết đâu sẽ biết được những mặt tích cực nào đó để phát huy và những mặt không tích cực để điều chỉnh. Về mặt lý thuyết, rõ ràng nơi nào thu lãi suất cao thì có những rủi ro cao hơn. Nơi nào thấp thì ít rủi ro hơn.

Ở đây cũng cho chúng ta thấy được một điều, công cụ chính sách có tác động đến thị trường như thế nào. Nghị định 08 của Chính phủ sửa đổi mới gỡ hai nút thắt chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng có vẻ nó đã có tác động khai thông thị trường. Bằng chứng là một loạt công ty đã phát hành TPDN thành công với giá trị hơn 11.000 tỷ đồng. So với một thị trường hơn 400 ngàn tỷ đồng trước đây thì con số này rất nhỏ, nhưng nó có ý nghĩa mở đầu để khai thông nguồn vốn cho thị trường BĐS.

Chúng ta thử phân tích hai điểm sửa đổi của nghị định nói trên. Thứ nhất là cho phép gia hạn. Ví dụ như TPDN phát hành 3 năm, sau đó vì những lý do nào đó nhà phát hành có thể đề nghị gia hạn. Nhưng với điều kiện phải thỏa thuận với trái chủ. Chúng ta thấy, nếu DN hoạt động tốt, đảm bảo trả lãi và gốc cho trái chủ thì không việc gì phải gia hạn để thỏa thuận (có khi là không thành). Ở đây có thể hiểu là DN có thể sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính ở thời điểm đó. Nếu trái chủ không thống nhất với gia hạn thì buộc nhà phát hành phải trả nợ. Đang trong tình trạng khó khăn (chẳng hạn) thì trả nợ kiểu gì? Đây chính là điểm rủi ro mà dù có quy định cũng không thể giải quyết triệt để được về mặt tài chính. Đây chính là điều mà nhà đầu tư cần đón nhận (nếu nó xảy ra). Thứ đến, còn “một cửa” nữa để nhà đầu tư yên tâm là không mất vốn hoàn toàn chính là được hoán đổi từ trái phiếu sang BĐS. Mục đích đầu tư ban đầu của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận qua lãi suất, chứ không phải là để sở hữu BĐS. Nếu trường hợp này xảy ra cũng nó nghĩa là nhà đầu tư nhận BĐS bất đắc dĩ. Dù bất đắc dĩ nhưng cũng là một trường hợp khả dĩ nhất để giải quyết trong lúc khó khăn (nếu có).

Vẫn không thể bịt kín hết các rủi ro trong đầu tư (mà điều này cũng là lẽ tự nhiên). Những điều chỉnh của nghị định chỉ là để đỡ bớt rủi ro hơn. Muốn không rủi ro thì nhà phát triển BĐS phải hoạt động hiệu quả, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đạt được trên một thị trường có nhiều biến động.

NGUYÊN LÊ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

TIN MỚI

Return to top