ClockThứ Ba, 28/02/2017 06:01

Đầu tư nâng cấp đường ngang: Chưa đồng bộ

TTH - Nhiều tuyến đường ngang giao nhau với đường sắt trên địa bàn tỉnh thiếu sự đầu tư, không đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), trong khi có điểm được xây dựng lại không phát huy hiệu quả, gây lãng phí.

Trụ đèn, tấm bê tông, đường gom tại điểm giao cắt tổ 5, phường Thủy Châu, TX. Hương Thủy được đầu tư nhiều tỷ nhưng đành bỏ hoang

Nơi thừa, nơi thiếu

Ông Trần Kiêm Thuận, Phó Giám đốc Công ty CP Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên khẳng định, hiện nay, một số đường ngang trên địa bàn tỉnh mặc dù được đầu tư xây dựng đầy đủ nhưng có vị trí chưa hợp lý dẫn đến không phát huy tác dụng, gây lãng phí. Cụ thể, đường ngang dân sinh tại km698+050 (tổ 5, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy) mặc dù được đầu tư các trụ đèn tín hiệu, tấm đệm sắt và đường gom dài 500m nhưng đến nay bị bỏ hoang. Để đảm bảo an toàn, ngành đường sắt đã có rào chắn, không cho xe ô tô lưu thông qua khu vưc này.

Đường ngang khu vực này do BQL Dự án đường sắt khu vực II làm chủ đầu tư, Công ty Tín hiệu đường sắt, Công ty CP Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên thi công, hoàn thành vào cuối năm 2015 với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Ông Phan Anh (85 tuổi) một người dân tổ 5 cho biết: “Từ hơn 1 năm nay, sau khi thi công xong thì bỏ hoang, đèn tín hiệu trùm bạt phơi mưa phơi nắng. Trong khi người dân qua lại khu vực này rất nguy hiểm. Đầu tư tiền tỷ mà chừ bỏ không rứa quá lãng phí”!

Ông Thuận cho biết thêm, mặc dù tuyến này nhu cầu đi lại của người dân rất cao nhưng khi thi công xong không được sự đồng ý của các đơn vị liên quan để được phép đấu nối với đường bộ. Đường ngang này khẩu độ, cự ly giữa đường bộ và đường sắt rất ngắn và có độ dốc. Địa phương cũng không có kế hoạch và kinh phí để giải tỏa những nhà xung quanh nên không đảm bảo ATGT khi mở đường. “Mặc dù công ty đã nhiều lần làm việc với địa phương và Chi cục Quản lý đường bộ 2.6 (Cục đường bộ II) nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết”, ông Thuận nói.

Trong khi đó, nhiều đường ngang trên địa bàn tỉnh hiện nay thiếu sự đầu tư hệ thống cảnh báo tự động, rào chắn cũng như người gác chắn. Như điểm đường ngang vào khu vực mỏ đá Khe Diều (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc)- điểm vừa xảy ra tai nạn giữa tàu SE2 và xe tải, làm 7 người thương vong. Ông Lê Văn Thịnh, thôn Thủy Yên Hạ (xã Lộc Thủy) cho biết: “Tuyến đường ngang này có từ lâu và mật độ giao thông khá dày đặc, thế nhưng lại không có rào chắn, đèn tín hiệu mà chỉ có biển báo. Nhiều năm qua, các vụ tai nạn đã xảy ra, gây chết nhiều người. Người dân cũng kiến nghị đầu tư rào chắn, có người canh gác tại điểm này nhiều lần nhưng vẫn chưa được đáp ứng”.

Theo UBND xã Lộc Thủy, trên địa bàn xã hiện nay có 3 đường ngang dân sinh nhưng chỉ mới có 1 đường có rào chắn. UBND tỉnh đã có văn bản gửi Tổng Công ty Đường sắt VN, Cục Đường sắt VN và các địa phương về việc phối hợp thực hiện các giải pháp khắc phục, đảm bảo ATGT đường sắt trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh kiến nghị Cục Đường sắt VN báo cáo đề xuất Bộ GTVT nâng cấp 17 đường ngang biển báo lên cảnh báo tự động có cần chắn tự động hoặc có người gác; xây dựng 19 hệ thống đường gom và hàng rào cách ly, hầm chui tại các địa phương.

Đường ngang phường Thủy Châu không đấu nối

Cần lộ trình đầu tư

Ông Trần Kiêm Thuận cho biết, đơn vị quản lý chiều dài trên tuyến đường sắt thống nhất 176,7km qua hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với tổng số 124 đường ngang hợp pháp, có quyết định thành lập (riêng Huế có 120 đường ngang nhưng chỉ có 60 đường ngang hợp pháp). Trong 124 đường ngang này có 42 đường có người gác, rào chắn và 38 đường ngang có lắp thiết bị cảnh báo tự động; 44 đường có phương tiện phòng vệ như biển báo tàu hỏa, chú ý dừng lại...Về đường ngang dân sinh công ty quản lý có tổng 73 đường, đơn vị đã tiến hành rào chắn, hạn chế khẩu độ không cho xe cơ giới đi qua. “Đặc thù những đường này không có đường gom hai bên đường sắt nên mặc dù không có giấy phép vẫn để người dân đi lại. Những đường này công ty tiến hành gắn các biển cảnh báo, dừng lại khi có tàu hỏa nhằm cảnh báo cho phương tiện”, ông Thuận nói.

Sau tai nạn đường sắt vừa qua, Ban ATGT tỉnh đã đề xuất ngành đường sắt có các giải pháp đảm bảo ATGT ở các đường ngang, đường dân sinh ở các địa phương. Phía công công ty cũng tiến hành phối hợp với Ban ATGT tỉnh kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất nhiều điểm nhằm có sự chấn chỉnh, sửa chữa đảm bảo ATGT. Ngành đường sắt thường xuyên phối hợp với địa phương phát quang tầm nhìn hai phía ở đường ngang dân sinh tạo sự thông thoáng cho người qua lại. “UBND tỉnh cũng đề xuất lắp thêm hệ thống cảnh báo tự động ở những đường ngang hợp pháp; mở 4 đường ngang, nâng cấp thành đường có rào chắn, có người gác. Công ty đã cũng có văn bản kiến nghị cấp trên thực hiện, cùng với địa phương đề xuất giải pháp xây dựng nhưng do khó khăn về kinh phí nên chưa làm được, chỉ đưa vào trong kế hoạch năm, phân kỳ giai đoạn để đầu tư dần từ đây đến năm 2020”, ông Thuận khẳng định.

Về điểm đường ngang xảy ra vụ tai nạn giao thông ở xã Lộc Thủy, người dân và chính quyền địa phương nhiều lần kiến nghị lắp hệ thống barie, đèn cảnh báo nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Ông Thuận cho rằng, đây là đường ngang hợp pháp, chỉ mới có hệ thống biển báo. Đề xuất của địa phương lắp cảnh báo tự động và gác chắn, công ty có nắm nhưng phụ phuộc vào nguồn kinh phí đầu tư nhà nước.

Ông Trần Bá Trung, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết, phía đơn vị đã tăng cường phối hợp với Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên tổ chức thực hiện cảnh giới, đảm bảo ATGT tại các điểm cắt giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn; đảm bảo ATGT tại các điểm ngang có người qua lại thường xuyên, kể cả đường ngang dân sinh; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về ATGT đường sắt, rà soát hệ thống đường ngang qua đường.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, chấm dứt các điểm phát sinh đường ngang trái phép. Đồng thời, giao trách nhiệm và có chế tài xử lý cụ thể cho chính quyền địa phương cấp xã nếu để phát sinh đường ngang dân sinh trái phép trên địa bàn quản lý.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168

Ngày 10/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168
Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top