ClockThứ Hai, 15/08/2022 08:47

Cước phí vận tải & giá xăng, dầu

TTH - Đến thời điểm này, với sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý Nhà nước, giá xăng, dầu đã giảm mạnh sau thời gian liên tục “leo thang”, nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải (DNVT) vẫn chưa giảm giá vé.

Giá xăng, dầu trong nước sẽ tiếp tục giảm lần thứ 5 liên tiếp

Các xe chạy tuyến cố định liên tỉnh tại bến xe phía nam TP. Huế chưa điều chỉnh giá cước

Do chưa điều chỉnh tăng giá

Hơn một tháng qua, với sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý Nhà nước, giá xăng, dầu trong nước liên tục giảm mạnh. Cụ thể, trong lần điều chỉnh gần đây vào chiều 11/8, giá xăng, dầu đã giảm hơn 20% so với cách đây hơn một tháng. Trong hoàn cảnh hiện tại người dân phấn khởi; trong đó nhiều ý kiến cho rằng, các DNVT cần điều chỉnh giá cước phù hợp với giá nhiên liệu đã giảm.

Khảo sát một số tuyến xe cố định tại bến xe phía nam TP. Huế cho thấy, giá vé các nhà xe niêm yết hầu như vẫn giữ nguyên như tại thời điểm trước đây hơn một tháng khi giá xăng, dầu chưa giảm. Đơn cử như tuyến Huế - TP. Hồ Chí Minh (bao ăn) 722.000 đồng/khách; Huế - Bình Phước 555.000 đồng/khách; Huế - Nha Trang 340.000 đồng/khách. Tại bến xe phía bắc TP. Huế, các tuyến Huế đi Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Móng Cái... giá vé được niêm yết như cách đây hơn 1 tháng. Điều này cho thấy dù giá xăng, dầu đã giảm hơn 20% trong thời gian gần đây nhưng giá vé xe khách vẫn không giảm.

Ông Trần Sĩ Cuộc, Giám đốc HTX Vận tải ô tô Huế - đơn vị có nhiều phương tiện hoạt động vận tải hành khách ở Huế cho rằng, việc giữ nguyên giá vé khi giá xăng, dầu đã giảm vì từ khi ảnh hưởng đại dịch COVID-19 và biến động lớn về giá xăng, dầu từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị ông chưa điều chỉnh một lần nào. Do vậy, dù giá xăng dầu đã giảm hơn 20% so với thời điểm hơn một tháng trước, hoặc tăng trở lại đơn vị ông vẫn giữ mức giá cước cũ.

Một lái xe buýt Đà Nẵng - Huế chia sẻ, từ trước đến nay, các nhà xe chạy tuyến cố định Đà Nẵng - Huế giữ mức vé 75.000 đồng/lượt. Mức giá này duy trì trong thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19 đến thời điểm giá xăng vượt mức 30.000đồng/lít, các đơn vị mới cân đối thu chi điều chỉnh tăng nhẹ từ 75.000 đồng lên 80.000 đồng/lượt vào ngày 25/7 vừa qua. Với mức giá cước hiện tại của xe buýt Đà Nẵng - Huế theo tài xế này là phù hợp khi các DN vận tải bắt đầu khôi phục hoạt động kinh doanh sau đại dịch COVID-19.

Giá cước để hành khách chọn lựa

Ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Phương tiện vận tải - Đăng kiểm, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, trước diễn biến mới của giá xăng, dầu, đơn vị đã chủ động có văn bản đề nghị các tổ chức, đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn rà soát, xem xét việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng, dầu trong yếu tố hình thành giá. Trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá, niêm yết kịp thời, đúng quy định.

Hành khách thăm dò giá cước vận tải hiện nay

Theo ông Phạm Quang Hồng, phần lớn các DNVT trên địa bàn đến thời điểm này chưa có văn bản báo cáo đến các ban, ngành chức năng điều chỉnh giảm giá cước; ngoại trừ 4 DNVT kinh doanh taxi là Hoàng Phú Thịnh (Taxi Vàng), Tín Việt (Sun), Bảo Khang (Xanh), Mai Linh giảm 10-15% bắt đầu từ ngày 1/8 so với mức giá cũ. Lý do các DNVT chưa có động thái tích cực giảm giá cước vì từ thời điểm ảnh hưởng dịch COVID-19 đến thời điểm giá xăng dầu biến động leo thang, phần lớn đều chưa điều chỉnh tăng giá cước.

Ông Giáp Hòa, Giám đốc chi nhánh Công ty Hoàng Phú Thịnh tại Huế (Taxi Vàng) cho rằng, mỗi lần điều chỉnh giá cước trong kinh doanh vận tải rất phức tạp nhưng đã hoạt động theo cơ chế thị trường thì phải có sự phản ứng, điều chỉnh theo thị trường cho hợp lý. Việc này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, sòng phẳng và tôn trọng khách hàng. Do đó, khi  giá xăng, dầu điều chỉnh giảm trong thời gian gần đây, taxi vàng tại Huế tiên phong giảm phí 15% so với giá trước đây.

Một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực vận tải ở Huế nhận định, việc giá xăng, dầu giảm mạnh gần đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ riêng lĩnh vực vận tải mà cả nền kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là giá xăng, dầu phải giữ được sự ổn định bởi đây là mặt hàng có tác động lớn lên gần như toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Không phải giá xăng, dầu tăng là phải tăng giá cước vận tải và ngược lại. Cách làm này không mang tính bền vững và hiệu quả lâu dài. Điều quan trọng nhất là các cơ quan quản lý Nhà nước phải bình ổn được giá xăng dầu, để DNVT yên tâm xây dựng kế hoạch kinh doanh và khách hàng là người được lựa chọn, được đảm bảo quyền lợi. 

“Ảnh hưởng dịch COVID-19, hiện nay tại bến xe Huế (gồm bến xe phía bắc và phía nam TP. Huế) còn khoảng 45 DNVT đăng ký hoạt động, với hơn 280 phương tiện; giảm hơn 10 DNVT và hơn 100 phương tiện. Đến nay, cụ thể vào chiều 11/8, giá xăng giảm hơn 20% so với tháng 6, tại các bến xe Huế ghi nhận chưa có DNVT hoạt động tuyến cố định, liên tỉnh nào thông báo điều chỉnh giá vé cho hành khách” - đại diện lãnh đạo bến xe Huế cho biết.

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Dự thảo Luật Đường bộ siết trách nhiệm doanh nghiệp vận tải, quy định quỹ đất đường bộ

Dự thảo Luật Đường bộ trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 7 có 86 điều, giảm 6 điều so với dự thảo Luật Chính phủ trình; đã chỉnh sửa nội dung 82 Điều, bỏ 7 Điều và gom nội dung một số điều để xây dựng thành điều mới, sắp xếp lại vị trí 3 Điều.

Dự thảo Luật Đường bộ siết trách nhiệm doanh nghiệp vận tải, quy định quỹ đất đường bộ
Giá xăng dao động nhẹ

Sau phiên điều hành của Liên bộ Tài chính – Công thương, giá xăng ở kỳ điều hành này tăng - giảm trong khoảng chưa đến 100 đồng/lít, trong khi các mặt hàng dầu có biến động mạnh hơn.

Giá xăng dao động nhẹ

TIN MỚI

Return to top