ClockThứ Sáu, 10/05/2024 12:58

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

TTH - Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Nhà mới với vật liệu cũBổ sung loại khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông

 Các công trình xây dựng hiện nay đang có nhu cầu cần vật liệu "xanh"

Theo thống kê của Viện VLXD (Bộ Xây dựng), các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Lượng chất thải kể trên đã tác động không nhỏ đối với môi trường, đòi hỏi cần phải có sự chuyển đổi.

Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định để khuyến khích, bắt buộc các ngành, lĩnh vực phải có lộ trình tham gia vào sản xuất xanh. Mục đích là để giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Ngành VLXD cũng có các kế hoạch, lộ trình tham gia vào sản xuất xanh, tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu của ngành xây dựng xanh.

Theo một số chuyên gia về môi trường, gần đây, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng nhanh. Mỗi năm, tổng diện tích xây dựng từ 80-90 triệu m2/năm. Do đó nếu sử dụng VLXD truyền thống sẽ gây ô nhiễm môi trường, do tiêu hao nhiều tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo ra các chất thải độc hại, rác thải xây dựng khó tái chế. Đơn cử như sử dụng gạch đất nung cho các công trình, để có 1 tỷ viên gạch sẽ cần 75 hécta đất khai thác ở độ sâu 2m và 150 ngàn tấn than để nung. Quá trình sản xuất gạch nung sẽ thải ra môi trường gần 0,6 triệu tấn carbon.

Vì thế, tìm kiếm vật liệu "xanh" trong xây dựng để tạo ra các công trình xanh đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn để hướng đến phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng là xu thế và là mục tiêu của ngành công nghiệp sản xuất VLXD Việt Nam.

Cũng theo Bộ Xây dựng, sử dụng VLXD xanh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, như: giảm lượng điện tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính, tài nguyên nước, góp phần cải thiện không gian sống. Tại Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nhiều nhà máy sản xuất VLXD đã đầu tư công nghệ và chuyển sang sản xuất vật liệu xanh để đáp ứng nhu cầu thị trường trong, ngoài nước. Trong đó, nhiều nhà máy sản xuất gạch không nung và nguyên liệu là từ nguồn chất thải của các ngành công nghiệp khác. Việc này giúp tiết kiệm được nhiều tài nguyên, khoáng sản và giảm chi phí xử lý chất thải công nghiệp.

Để “xanh hóa” trong ngành VLXD, các chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm VLXD xanh, thân thiện với môi trường, làm cơ sở cho các DN có căn cứ áp dụng trong quá trình sản xuất. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy việc sử dụng những VLXD thân thiện với môi trường.

Hơn nữa, cùng với cơ chế hỗ trợ chính sách từ Nhà nước thì cần sự thay đổi sớm của DN. Các DN phải chú trọng đến việc lựa chọn những công nghệ sản xuất VLXD theo hướng sử dụng được nguyên liệu có chất lượng thấp, tận dụng phế thải từ các ngành khác. Đồng thời, các DN cần tìm ra các giải pháp để giảm giá thành với VLXD xanh để cạnh tranh tốt với các loại vật liệu truyền thống có tính năng tương tự…

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Xây dựng thương hiệu cho Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân

“Cay, ngon, sạch” - sản phẩm nước ớt và tương ớt của Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân do anh Tô Đông Thoạn, ở Vinh Xuân, Phú Vang sản xuất đã và đang được thị trường đón nhận. Hiện, chủ cơ sở sản xuất đang tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu riêng khi Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân vừa được chứng nhận là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023”.

Xây dựng thương hiệu cho Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân

TIN MỚI

Return to top