ClockThứ Bảy, 24/08/2019 09:21

Việt Nam có khoảng 300 tỷ USD vốn FDI chưa giải ngân

Hiện Việt Nam có khoảng 300 tỷ USD vốn FDI chưa giải ngân, trong đó có 200 tỷ USD không bao giờ thực hiện được, nó trở thành con số ảo.

20 tỉ USD vốn ngoại đổ vào Việt NamThu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều điểm nghẽnVốn đăng ký FDI tiếp tục lập kỷ lục5 tháng năm 2019, vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,74 tỷ USDTrung Quốc đứng đầu về rót vốn FDI mới và nhập khẩu của Việt NamFDI đạt 14,59 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2019Doanh nghiệp FDI giữ chân người tài

Bộ Chính trị vừa ra Nghị quyết riêng về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Trao đổi với báo chí về các vấn đề xung quanh Nghị quyết này, GS. TSKH. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - cho rằng, nếu Việt Nam không tăng cường quyền lựa chọn các nhà đầu tư, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì không thực hiện được mục tiêu thu hút FDI, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng trưởng kinh tế mới.

GS. TSKH. Nguyễn Mại khẳng định: Hiệu quả của thu hút đầu tư là quan trọng nhất.

"Phải chọn lựa dự án theo định hướng của Nghị quyết Bộ Chính trị để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Không để tình trạng như trong Nghị quyết nói, dự án ma, dự án chui, mỏng vốn, chuyển giá, lợi dụng sơ hở của pháp luật”, GS. TSKH. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Chủ tịch VAFIE đánh giá, có hai yêu cầu ở trong Nghị quyết này, cũng như hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư FDI nói riêng. Một là số lượng, Bộ Chính trị đã quyết định, từ năm 2011-2015, số vốn đầu tư đăng ký bình quân mỗi năm từ 30-40 tỷ USD, vốn thực hiện trung bình từ 20-30 tỷ USD. 5 năm sau đó, vốn bình quân đăng ký mỗi năm 40-50 tỷ USD, và vốn thực hiện từ 30-40 tỷ USD.

"Đây là con số rất quan trọng. Bởi chúng ta chỉ nói đến chất lượng mà không nói đến số lượng vốn đăng ký thì không được, bởi đầu tư trước tiên là phải nói đến vốn", GS. Nguyễn Mại nêu quan điểm.

Nếu năm 2019 làm tốt, vốn thực hiện của Việt Nam có thể đạt gần 20 tỷ USD, từ năm 2011-2025 bình quân mỗi năm vốn giải ngân là 25 tỷ USD. Như vậy, các năm sắp tới vốn giải ngân sẽ tăng cao hơn khoảng 5 tỷ USD so với vốn thực hiện năm 2019. "Đây là vấn đề rất lớn, nếu các Bộ không lưu ý, chỉ nói chung chung sẽ không thực hiện được nội dung mà Nghị quyết đề ra", Chủ tịch VAFIE nêu rõ.

Đề cập những điểm mới của Nghị quyết, GS. Nguyễn Mại cho rằng, bao trùm lên Nghị quyết này là sự đánh giá thành quả Việt Nam đã đạt được, đồng thời vạch ra những khiếm khuyết chưa đạt được. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chất lượng và số lượng vốn FDI, nhưng hơn bao giờ hết, lúc này chất lượng trở nên quan trọng nhất, hiệu quả của thu hút đầu tư là quan trọng nhất.

Theo GS. Nguyễn Mại, mô hình tăng trưởng mới tức là chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang kinh tế số, quan trọng không phải chỉ là công nghệ mà còn nguồn nhân lực, trí tuệ con người. "Việt Nam có lợi thế rất nổi trội về năng lực, trí tuệ con người trong nền kinh tế số và nền kinh tế tương lai. Bộ Chính trị đã quyết định khi chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới thì thu hút FDI cũng phải chuyển đổi theo mô hình này... Chúng ta coi trọng chất lượng dự án, ưu tiên những dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đem lại hiệu quả cao về tăng trưởng và công nghệ, giúp nền kinh tế của ta tăng trưởng nhanh theo hướng hiện đại, theo kịp thế giới. Đó là nội dung chính của Nghị quyết Bộ Chính trị lần này", ông Nguyễn Mại lưu ý.

Về mục tiêu giải ngân FDI trong Nghị quyết, Chủ tịch VAFIE cho hay, hiệnViệt Nam có khoảng 300 tỷ USD chưa giải ngân. Thực sự có những dự án từ lâu lắm rồi, ước tính trong 300 tỷ USD, trong đó có 200 tỷ USD không bao giờ thực hiện được, nó trở thành con số ảo, tốt nhất nên loại ra ngoài. "Chỉ còn 100 tỷ USD chưa thực hiện được thì chia làm 3 loại: Các dự án đang gặp khó khăn do địa phương chưa có mặt bằng, chưa cấp giấy phép xây dựng; các dự án thiếu vốn cần vay mượn; dự án thực sự khó khăn không thể giải ngân thì ta nên cho người ta 6 tháng, sau đó nếu không thực hiện được thì xóa dự án ấy", GS. Nguyễn Mại đề xuất./.

Một số mục tiêu theo Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị:

- Vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỉ USD (40 - 50 tỉ USD/năm).

- Vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100 - 150 tỉ USD (20 - 30 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm).

- Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

- Tỉ lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

- Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”

TIN MỚI

Return to top