ClockThứ Hai, 15/04/2019 06:26

Doanh nghiệp FDI giữ chân người tài

TTH - Làm thế nào để thu hút và giữ chân người tài là bài toán khó không chỉ với các doanh nghiệp nội mà ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng phải tự mình tìm lời giải nếu muốn đầu tư, phát triển kinh doanh thành công tại thị trường Thừa Thiên Huế.

Đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tếTham mưu cho tỉnh giải pháp phát huy giá trị nguồn nhân lực

Nhân viên tại Laguna Lăng Cô được hưởng các chế độ, chính sách tốt

Tầm nhìn dài hạn

Ông James Pang, Giám đốc Công ty Lusk International nói: “Huế có nhiều trường đại học, nhiều trung tâm đào tạo nhân lực, người Huế chăm chỉ. Để giữ chân nhân sự có tiềm năng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty, chúng tôi phải tạo môi trường làm việc thuận lợi cũng như tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn cho họ”.

Theo ông Hayakawa Akihito, Giám đốc Công ty Brycen, Brycen đầu tư tại Huế từ năm 2009 trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển hệ thống. Và như nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực, Brycen cũng gặp vấn đề rất lớn về nhân sự.

Các hoạt động giao lưu góp phần gắn kết nhân viên tại công ty Brycen

“Công ty có 300 người với đội ngũ kỹ sư trẻ, làm việc tốt, học hỏi rất nhanh. Đối với lĩnh vực IT, nói chung, việc tuyển dụng nhân sự dễ mà khó. Dễ vì ngành này đều là người trẻ nhưng cũng khó để họ “toàn tâm toàn ý” với doanh nghiệp. Nhưng có một điều đặc biệt, khác với các tỉnh, thành phố lớn, người Huế ít “nhảy việc” từ công ty này sang công ty khác trong cùng địa phương nên thuận lợi cho doanh nghiệp chúng tôi giữ chân họ”, vị này nói.

Tổng giám đốc Công ty TNHH MSV Furukawa Masatoshi cho rằng, Huế thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực may mặc. “Hiện nay môi trường làm việc trong các công ty may, theo tôi, chưa được sạch sẽ, nhiệt độ chưa đảm bảo. Vì vậy, chúng tôi chú trọng xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi nhất, phải đạt tiêu chuẩn 5S của Nhật Bản cho nhân viên ở công ty".

Ngoài ra, trong công ty không có khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên. Để làm được điều này, trong các nội dung hoạt động liên quan đến người lao động, công ty luôn lấy ý kiến và tạo tiếng nói chung giữa nhân viên và người lãnh đạo. Đồng thời, bên cạnh các chế độ chính sách, doanh nghiệp cố gắng tạo mức lương cao hơn các đơn vị cùng lĩnh vực để giữ chân lao động.

“Tạo môi trường làm việc tốt và để họ cảm nhận mình là một phần của doanh nghiệp. Họ sẽ có sự tiến bộ và mong muốn cống hiến lâu dài”, ông Furukawa Masatoshi nói.

Giám đốc điều hành Laguna Lăng Cô, ông Gavin Herholdt thông tin, làm việc trong ngành du lịch, chúng tôi yêu cầu nhân viên phải tự nâng cao trình độ tiếng Anh bên cạnh việc hỗ trợ, đào tạo của công ty. Theo đó, doanh nghiệp có sự liên kết với các trường, như trường du lịch để giúp đào tạo đội ngũ nhân sự.

Chỉ lương thôi, chưa đủ

Vài năm trở lại đây, người lao động ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về mục tiêu nghề nghiệp cũng như tiêu chí lựa chọn nơi làm việc. Theo các doanh nghiệp FDI, mang lại môi trường làm việc thuận lợi là yếu tố quan trọng để giữ chân người tài.

Từng “nhảy” qua vài công ty lớn, nhỏ trước khi quyết định “dừng chân” tại Laguna Lăng Cô, chị Nguyên, nhân viên tại đây chia sẻ: Làm việc ở doanh nghiệp FDI có chính sách lương phù hợp chưa nói, hơn hết, mình được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kỹ năng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như có môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, cơ hội phát triển đến chính sách thưởng, phúc lợi- điều mà nhiều doanh nghiệp nội chưa làm được.

Tại buổi tọa đàm gặp mặt doanh nghiệp FDI Thừa Thiên Huế năm 2019 do Câu lạc bộ FDI, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 28/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định nhận xét, các doanh nghiệp FDI đã góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tại Thừa Thiên Huế. Qua quá trình đào tạo, tập huấn theo yêu cầu của doanh nghiệp, một đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao từng bước được hình thành.

Thời gian qua, các trường đào tạo như đại học Khoa học, Kinh tế, cao đẳng Du lịch, Công nghiệp đã có sự kiên kết với các doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo; tuy nhiên theo ông Phan Thiên Định, trong bước đi dài hơi, cộng đồng doanh nghiệp và các trường cần có sự kết hợp hơn nữa.

“Doanh nghiệp có thể “đặt hàng” đơn vị đào tạo những chương trình sát thực tế để có thể cung cấp ngay lực lượng nhân sự cho doanh nghiệp; khi đó, nhân lực tại các trường đại học sẽ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp cho họ thấy yêu cầu của mình và tương lai của họ ở trong đó”, ông Định nói.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Thêm cơ hội thu hút đầu tư

Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là cột mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội trong hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư.

Thêm cơ hội thu hút đầu tư

TIN MỚI

Return to top