ClockThứ Hai, 20/12/2021 14:30

Tiêu thụ thép trong nước giảm, xuất khẩu tăng

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tình hình sản xuất thép xây dựng tháng 11 đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ năm 2020, song sản lượng tiêu thụ lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trái với diễn biến trong nước, xuất khẩu thép lại có mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị.

Năm 2021, chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% do biến động giá thépGiới chức Nhật Bản, Mỹ xem xét thuế nhập khẩu thép và nhômThép cường độ cao là gì? Ứng dụng của thép cường độ caoThép Mạnh Hà - Nhà phân phối thép hộp uy tín, chất lượngBộ Công Thương điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩuNâng cấp, sửa chữa phà thép chở khách

Làm cốt thép cọc móng thi công cầu An Hữu thuộc dự án đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 phía Tiền Giang từ nguồn vốn đầu tư công. Ảnh: Minh Trí/TTXVN

VSA cho biết, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11/2021 đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 2,71% so với tháng 10/2021 và tăng 5,6% so với cùng kỳ 2020, tiêu thụ thép xây dựng đạt hơn 872.000 tấn, giảm 26,11% so với tháng trước và giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 11 tháng của năm 2021, sản xuất thép xây dựng đạt hơn 11,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ thép xây dựng đạt gần 11 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo lý giải của đại diện VSA, dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều công trình xây dựng, các dự án bị tạm thời hoãn lại, đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng tiêu thụ thép xây dựng giảm 2,6%; trong đó tiêu thụ trong nước giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, 11 tháng năm 2021, tăng trưởng bán hàng thép xây dựng tại miền Bắc giảm 11,4%, miền Nam giảm 9,4%, xuất khẩu và miền Trung tăng lần lượt 32% và 17,5%.

Trái lại, xuất khẩu thép xây dựng 11 tháng năm 2021 đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Các yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu như chính sách môi trường, điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc và biến động giá quặng, than Coke và phế vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường thép Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam.

Với mặt hàng thép cuộn cán nóng, trong 11 tháng năm 2021, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt hơn 6,5 triệu tấn, tăng 68,2% so với cùng kỳ; tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt hơn 6,52 triệu tấn, tăng 75,5% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt hơn 1,2 triệu tấn, tăng 84% so với cùng kỳ 2020.

Ghi nhận tại Tập đoàn Hòa Phát, trong tháng 11/2021, tập đoàn này đã sản xuất 765.000 tấn thép các loại. Trong tháng vừa qua, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ các loại của Hòa Phát đều tăng cao. Mặt hàng thép xây dựng thành phẩm ghi nhận hơn 271.000 tấn; trong đó riêng xuất khẩu hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Tôn Hòa Phát lần đầu tiên xuất khẩu tới 55.000 tấn/tháng, chủ yếu đến từ nhu cầu với mặt hàng tôn mạ kẽm của thị trường Hoa Kỳ và châu Âu tăng cao.

Lũy kế 11 tháng, Tập đoàn Hòa Phát đạt tổng sản lượng bán hàng thép các loại đạt 8 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ. Thép xây dựng là 3,5 triệu tấn, tăng 15%; trong đó riêng xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 914.000 tấn, tăng 90%. Sản lượng thép cuộn cán nóng đạt hơn 2,3 triệu tấn.

Theo nhận định của VSA, nhu cầu thị trường tăng mạnh giúp xuất khẩu sắt thép trong nước gặp nhiều thuận lợi. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng. Sắt thép các loại của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ. 

VSA cũng cho hay, sang năm 2022, với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến năm 2022, tình hình sản xuất và bán hàng thép có thể chững lại khi có thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, khả năng dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó khăn. Dự kiến, tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.

Dù vậy, để đảm bảo cân đối cung cầu năm 2022, VSA khuyến nghị nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy và bảo vệ sản xuất thép trong nước nhất quán, ổn định lâu dài; chủ trì xây dựng và sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; Đồng thời hướng dẫn quy trình, sự tham gia của các bên (cơ quan nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp).

Ngoài ra, cơ quan nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

TIN MỚI

Return to top