ClockThứ Ba, 16/01/2018 20:49

Xi măng Đồng Lâm: Phát triển sản xuất với chia sẻ lợi ích cộng đồng

TTH - Sau 3 năm vận hành, sản lượng xi măng bán ra vượt công suất thiết kế, thị phần đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Riêng năm 2017, doanh thu nhà máy đạt 105% kế hoạch, nộp ngân sách 61 tỷ đồng, đạt 103 % kế hoạch.

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm: Bê tông hóa những tuyến đườngXi măng Đồng Lâm chung tay xây dựng nông thôn mới1.400 tấn xi măng và 210 triệu đồng để xây dựng nông thôn mớiXi măng Đồng Lâm tài trợ 1.800 tấn xi măng để xây dựng nông thôn mớiThăm và tặng quà cho Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm

Nhà máy hoạt động hết công suất

Với tổng mức đầu tư 4.700 tỷ đồng, Nhà máy xi măng Đồng Lâm chính thức vận hành mẻ clinker và xuất bán lô xi măng đầu tiên vào cuối năm 2014. Đến nay, nhà máy đạt công suất thiết kế sản lượng 5.000 tấn clinker/ngày, tương đương 1,65 triệu tấn clinker/năm.

Kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng giám đốc Phụ trách sản xuất Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thông tin, công ty đang duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015. Song song với việc mở rộng thị trường, triển khai dây chuyền sản xuất mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, công ty chú trọng công tác đào tạo tay nghề và năng lực của đội ngũ CBCNV.

Hiện nhà máy đã có trên 1.500 đại lý phân phối sản phẩm xi măng cấp 1 từ Quảng Bình đến khu vực Tây Nguyên, sản phẩm clinker hiện xuất khẩu sang các nước Srilanka, Đài Loan và Bangladesh...

Xi măng Đồng Lâm tham gia vào nhiều công trình quan trọng như: hầm Đèo Cả, Cù Mông, dự án (DA) mở rộng sân bay Đà Nẵng, Vincom Hùng Vương – Huế, Vinpearl Condotel Đà Nẵng, khu đô thị Phúc Lộc, Thủy điện Vĩnh Sơn,… Đồng thời, đẩy mạnh tiêu thụ tại các DA mới như DA mở rộng hầm Hải Vân 2, khu đô thị mới Nam Hội An, khu công nghiệp Hòa Phát…

Theo ông Trần Hoàng Bảo, Giám đốc Kinh doanh xi măng dân dụng, ngoài hệ thống đại lý, công ty còn xây dựng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (websales) đưa vào sử dụng từ tháng 6/2017; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bán hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong thời đại kỹ thuật số.

Chia sẻ lợi ích

Ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động hướng về cộng đồng, chia sẻ lợi ích kinh doanh thông qua các chương trình thiện nguyện cũng được đơn vị quan tâm.

Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Phong Xuân, Phong Điền -nơi đơn vị đóng nhà máy, thời gian qua, công ty đã ủng hộ, hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật và xi măng với tổng giá trị tương ứng khoảng 1,2 tỷ đồng. Toàn huyện Phong Điền hơn 2,47 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Cân, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân thông tin, Phong Xuân là một trong những đơn vị gặp nhiều khó khăn; riêng tiêu chí đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ đạt 50%. Xi măng Đồng Lâm hỗ trợ địa phương khá nhiều trong công tác an sinh. Cụ thể, hơn 550 tấn xi măng để bê tông hóa giao thông nông thôn; hỗ trợ vật liệu đất đá, bê tông để san lấp, lát sân trường, hỗ trợ xi măng cho Trường mầm non Phong Xuân 1 & 2 mở rộng các phòng học.

Đơn vị phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh tài trợ chương trình “Đồng hành cùng xây dựng NTM mới ở Thừa Thiên Huế” phân bổ gần 1.400 tấn xi măng Đồng Lâm PCB40 xây dựng khoảng 12km đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng toàn tỉnh.

Ông Phạm Phước Hiền Hòa chia sẻ: Công ty luôn ý thức và tự nguyện thực hiện các hoạt động đem lại lợi ích thiết thực và có giá trị lâu dài cho cộng đồng, mang đến những giá trị to lớn trong mục tiêu “Chung tay vì cộng đồng” của Xi măng Đồng Lâm.

Năm 2018, công ty phấn đấu sản xuất và cung cấp ra thị trường sản lượng vượt 20% so với năm 2017 và dự kiến đến năm 2020, sản lượng xi măng cung cấp cho khách hàng sẽ tăng gấp đôi hiện nay.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập

TIN MỚI

Return to top