ClockThứ Ba, 02/10/2018 13:58

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 9 tháng 2018, ngành nông nghiệp là một điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam.

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,9% trong năm 2018Xuất hiện cảnh báo về kinh tế Việt Nam sau 5 tháng đầu năm 2018Xuất khẩu nông sản sẽ vượt 40 tỷ USD trong năm nayNâng cao năng lực thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ

Tăng trưởng khả quan

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2018 mặc dù phải đối mặt với 14 loại hình thiên tai, thiệt hại về kinh tế hơn 2.356 tỷ đồng nhưng khu vực nông lâm và thuỷ sản đạt mức tăng trưởng 9 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2018. Giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung. Trong đó, khu vực sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng 2,78%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng giai đoạn 2012-2018. Thủy sản cũng đạt kết quả tốt với mức tăng 6,37%, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua. Khu vực sản xuất lâm nghiệp tăng 5,9%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của ngành nông nghiệp ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý III đã đề ra. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2017 là gạo, rau quả, sản phẩm từ cao su, cà phê…Xuất khẩu thủy sản, lâm sản chính và chăn nuôi đều tăng. Các thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh là Indonesia, Malaysia, Philippines, Nga, Trung Quốc…

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 9 tháng đã vượt kế hoạch đề ra

Đánh giá về mục tiêu xuất khẩu nông sản đạt 40 tỷ USD trở lên trong cả năm nay, ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, hoàn toàn có thể đạt được.

“Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 9 tháng đã vượt kế hoạch đề ra, triển vọng xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm cũng khả quan. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có điểm bất lợi nhưng cũng có điểm thuận lợi cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi thị trường tiêu thụ nông sản vào Trung Quốc tiếp tục được mở rộng do nguồn cung thiếu hụt” – ông Thiếu nói.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng

Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng trưởng ngành nông nghiệp trong 9 tháng năm 2018 là một minh chứng cho quá trình tái cơ cấu trong nông nghiệp hiệu quả. Các ngành hàng về thủy sản, cây ăn quả, lâm sản đóng góp rất đáng kể cho xuất khẩu. Trong khi đó, việc điều chỉnh lại cơ cấu lúa gạo, xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao và có giá trị cao hơn là một trong những thành công mở đầu cho việc điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

“Tái cơ cấu nông nghiệp được đặt vấn đề rất cụ thể, mục tiêu không đi vào những vấn đề vĩ mô như tăng GDP, tăng kim ngạch xuất khẩu hay tỷ trọng nông nghiệp mà đi thẳng vào những việc đang còn bức xúc của ngành nông nghiệp, đó là năng suất sản xuất, tích tụ ruộng đất, tăng cường các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực…” - TS Đặng Kim Sơn cho biết.

Cần tập trung vào phát triển khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng chính sách tạo điều kiện cho một nền sản xuất quy mô lớn thì tái cơ cấu nông nghiệp mới phát triển bền vững, TS Đặng Kim Sơn phân tích thêm.

Ông Phạm Công Thiếu cho rằng, kết quả tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong thời gian gần đây và trong năm 2018 cho thấy tái cơ cấu đã có những chuyển biến rất tích cực. Tổ chức điều hành và sản xuất trong ngành nông nghiệp đã cho thấy thay đổi.

“Đặc biệt, tái cơ cấu trong sản xuất chọn cây trồng và vật nuôi là chủ lực có thế mạnh của Việt Nam, không đi theo hướng phát triển dàn trải. Hướng đầu tư sản xuất các sản phẩm như rau quả, điều, lúa gạo, sản phẩm gỗ… tăng giá trị cho xuất khẩu nông sản từ đó thu hút thêm đầu tư vào nông nghiệp” – ông Thiếu nói.

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Thiếu, ngành nông nghiệp cũng đang gặp thách thức không nhỏ. Đó là xuất khẩu nông lâm và thủy sản đối mặt với rào cản về thương mại ngày càng phức tạp, cạnh tranh gay gắt.

Trong nội tại ngành nông nghiệp, có 4 thách thức về chính sách cần giải quyết: Một là, cấu trúc lại thị trường, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, cung ứng đầu vào, chế biến sau thu hoạch… tăng hiệu quả để thu hút được đầu tư vào nông nghiệp.

Hai là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng đầu tư công để duy trì hạ tầng hiện có và xây dựng hạ tầng mới là thủy lợi, giao thông và xử lý bảo quản, chế biến sau thu hoạch và người nông dân thay đổi tư duy nâng cao năng suất, thân thiện với môi trường, đòi hỏi có sự liên kết giữa đơn vị nghiên cứu – doanh nghiệp và nhà nông.

Ba là, quản lý tài nguyên bền vững, có chính sách về tích tụ đất đai, tạo các vùng sản xuất lớn.

Bốn là, những tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp. Việt Nam là một trong những nước chịu tổn thương lớn nhất của biến đổi khí hậu và ngành nông nghiệp càng đứng trước những nguy cơ cao hơn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

TIN MỚI

Return to top