ClockThứ Bảy, 23/03/2019 12:31

Giá cát tăng phi mã

TTH - Ai xây dựng vào thời điểm này cũng rên như bộng. Giá cát như "ngựa bất kham". Mua lẻ chở đến tận chân công trình, cát tô là 450.000 đồnag/m3. So với năm ngoái, giá cát đang “phi mã”.

Giá cát xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếmGiá cát tăng và bài toán vật liệu thay thế

Do nhu cầu tăng cao nên tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra (Ảnh minh họa)

Giá cả của mọi hàng hóa trên thị trường (tất nhiên là với nền kinh tế thị trường) phản ánh đúng quy luật cung - cầu. Hàng nhiều, giá rẻ. Hàng khan hiếm, giá đắt.

Mặt hàng cát xây dựng có phản ánh đúng qui luật này không? Theo tôi là có một phần không đúng, với các lý do sau: Mặt hàng cát không khan hiếm. Gọi bất cứ vào lúc nào, ở đâu cũng có. Gọi số lượng bao nhiêu cũng có. Mua lẻ hiện tại giá cực cao. Mua sỉ có thỏa thuận giá thì rẻ hơn một ít.

Đến đây thì có một câu hỏi, tại sao hàng hóa không khan hiếm mà giá cả lại đắt? Có lẽ nguyên nhân nằm ở chỗ khác.

Tôi đã hỏi một người bán cát, vì sao giá cả tăng cao như vậy? Anh cho biết, do giá vận chuyển tăng. Hỏi thêm: một số yếu tố cấu thành giá vận chuyển, như xăng dầu chẳng hạn, không tăng tại sao giá vận chuyển tăng? Anh cười và nói một cách bí ẩn: “do phí”. Thôi thì cứ ghi nhận lời giải thích của anh nhưng chưa chắc gì là đã đủ sức thuyết phục!

Theo người viết bài này, giá cát không phản ánh đúng quy luật thị trường.

Không như mọi mặt hàng khác, cát được bán trên thị trường bởi một số ít (hạn chế) nhà cung cấp. Ở Thừa Thiên Huế, các mỏ cát được cấp để khai thác không nhiều. Cát là một loại tài nguyên ngày càng khan hiếm. Nó càng khan hiếm hơn khi các nhà máy thủy điện được xây dựng ở đầu nguồn các con sông nhiều. Nguyên tắc cát hình thành ở các lòng sông là từ sự bào mòn từ trên núi qua các mùa mưa lũ trôi về. Giờ các đập thủy điện đã chặn lại nên lượng cát về không nhiều.

Do nhu cầu tăng cao nên tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra (Ảnh minh họa)

Đấu giá quyền khai thác cát, sỏi

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, nhằm đảm bảo nguồn cung cát xây dựng trên địa bàn, tỉnh đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và trước mắt tổ chức đấu giá đối với cát, sỏi.

Tỉnh cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương rà soát các điểm cần nạo vét, khơi thông trong vùng cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa để có phương án tận dụng nguồn cát, sỏi dôi dư để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

T.HUỆ

Nhiều nghiên cứu khoa học tính toán rằng, phù sa và cát trôi về hạ lưu sông Mê kông (vùng đồng bằng sông Cửu Long) chỉ còn chừng 20% so với trước khi các đập thủy điện ở các nước thượng nguồn xây dựng.

Các lòng sông ở Huế lượng phù sa và cát trôi về bao nhiêu chưa được tính toán nhưng có lẽ không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì sự cố ít nhà cung cấp nên có thể nói, cát là một mặt hàng “nhạy cảm”.

Bất cứ một số động thái nào đó cũng có thể ảnh hưởng đến giá và không loại trừ yếu tố “tát nước theo mưa”. Ví dụ như về chính sách. Chính quyền ra quyết định đóng cửa một mỏ cát nào đó vì lý do môi trường, an toàn, quy hoạch... Ngay lập tức sẽ có tác động dây chuyển ảnh hưởng đến thị trường. Giá  xăng dầu tăng và thậm chí là một số loại phí “không chính thức” tăng là ngay lập tức giá tăng. Nói giá cát chưa hẳn theo quy luật thị trường là vậy.

Xem xét một số yếu tố, thấy giá cát tăng cao có nhiều điểm bất hợp lý. Bảo rằng chi phí khai thác cao vì các mỏ cát nằm ở những vị trí ngày càng khó là điều không thuyết phục. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cũng không phải (hai năm vừa rồi chỉ số này chỉ dao động chưa đến 4%); xăng dầu những tháng gần đây không tăng; sự khan hiếm nguồn cát (như trên đã nói) cũng không phải…

Thế mà giá cát lại tăng? Sự bất bình thường này nên chăng các ngành chức năng kiểm tra làm rõ, công bố cho người dân biết. Nếu để tình trạng lợi nhuận thu được từ nguồn cát “chảy vào” túi một số người sẽ là sự thiệt hại cho xã hội, cụ thể ở đây là doanh nghiệp, người dân hoạt động ở lĩnh vực xây dựng.

Người dân đang xây dựng công trình thiệt hại thì đã rõ. Nhưng ngay bản thân doanh nghiệp xây dựng và Nhà nước có khi cũng chịu thiệt hại. Đối với doanh nghiệp là các công trình được ký hợp đồng trước khi giá cát tăng mà không lường trước được. Còn Nhà nước thì thiệt hại ở chỗ nào? Ví dụ như một công trình do vốn ngân sách Nhà nước đầu tư, trước đây giá cát thấp thì giá thành ra một mét vuông xây dựng khác so với giá thành khi cát lên 450.000 đồng/m3 (cát tô). Rất có thể bằng một cách nào đó “hết sức thuyết phục”, doanh nghiệp sẽ “chuyển giá" này sang cho Nhà nước.

Khi mặt hàng cát xây dựng chưa phản ánh đúng quy luật cung - cầu, tức chưa theo quy luật thị trường thì rất cần sự can thiệp của Nhà nước khi giá cát tăng đột biến.

Nhà nước chỉ định giá một số mặt hàng

Liên Sở Tài chính - Xây dựng cho biết, chỉ định giá một số mặt hàng cần thiết chứ không định giá đối với tất cả các mặt hàng. Riêng cát xây dựng, hàng tháng Sở Xây dựng đều phối hợp cùng Sở Tài chính để xây dựng mức giá cơ sở để áp dụng tính giá xây dựng cho các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước. Tuy nhiên, việc định giá cát xây dựng được thực hiện dựa trên cơ sở xem xét mức giá thị trường hiện nay để xây dựng mức giá sát với thực tế.

Lý do giá cát thời gian gần đây tăng khá nhanh theo như giải thích của liên Sở Tài chính-Xây dựng là do nhu cầu xây dựng tăng cao, hơn nữa, có khá nhiều bãi khai thác cát sạn không đủ điều kiện hoạt động, không được cấp phép, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bãi cát sạn được cấp phép không nhiều nên lượng cát được khai thác không đáp ứng nhu cầu dẫn đến giá thành tăng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Liên Sở Tài chính - Xây dựng, mức giá cát xây dựng hiện nay trên địa bàn nằm trong phạm vi cho phép. Hiện liên sở đang khảo sát, theo dõi hàng ngày để làm cơ sở xây dựng mức giá cho tháng tiếp theo và kịp thời có giải pháp nếu giá cát xây dựng tăng đột biến.

LINH ĐAN

Bài: NGUYỄN LÊ - Ảnh: VÕ NHÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2025 đạt 14.000 tỷ đồng

Ngày 6/1, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách, giá cả năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2025 đạt 14 000 tỷ đồng
Bất cập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Quỹ bình ổn giá xăng dầu ra đời nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá xăng dầu, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định tăng trưởng và an sinh xã hội.

Bất cập Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Những công trình “băng sông, vượt biển”

Nhiều công trình, dự án trọng điểm về giao thông được đầu tư không chỉ giúp giao thương thuận lợi, mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những công trình “băng sông, vượt biển”
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

TIN MỚI

Return to top