ClockThứ Hai, 14/04/2025 14:29

Thiết kế nhà máy điện hạt nhân phải tính đến đặc thù của Việt Nam

Sáng 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Sớm ban hành cơ chế đặc thù để dự án điện hạt nhân hoàn thành đúng lộ trìnhThủ tướng: Khẩn trương hơn nữa trong triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân

 Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy của Quốc hội trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Theo tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử, thống nhất với các văn bản khác có liên quan và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm sự đầy đủ, toàn diện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân; phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử; thực hiện cam kết, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế; năng lượng nguyên tử góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Dự thảo Luật gồm 12 chương, 73 điều, (giảm 20 điều tương ứng với hơn 20% số điều so với Luật năm 2008), quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.

Dự thảo Luật đã bám sát 4 chính sách đã được Chính phủ nhất trí tại Nghị quyết 240/NQ-CP, gồm: Thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, phân cấp trong công tác quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân, trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); nhất trí với tên gọi Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu, có ý kiến đề nghị bổ sung phạm vi điều chỉnh về thanh sát hạt nhân; có ý kiến cho rằng, nên tập trung sửa đổi các nội dung liên quan đến nhà máy điện hạt nhân hoặc xây dựng riêng Luật về điện hạt nhân.

Liên quan đến nội dung thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử, ông Lê Quang Huy cho rằng, cần xem xét việc cho phép cá nhân, tổ chức đầu tư thành lập cơ sở bức xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ, trong đó có cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ, bởi lo ngại về khả năng bảo đảm an toàn của cá nhân, tổ chức.

Về an toàn, an ninh cơ sở hạt nhân (Chương IV, từ Điều 28 đến Điều 43), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị bổ sung quy định việc phê duyệt thiết kế đối với nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Điều 30. 

 Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Thiết kế của nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được Cơ quan pháp quy hạt nhân của nước đối tác thẩm định và phê duyệt thiết kế, trong đó có tính đến các yêu cầu đặc thù của Việt Nam; Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định.

Trường hợp nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu do các cơ quan chuyên môn của Việt Nam thiết kế cần bổ sung quy định về việc tuân thủ yêu cầu về an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA...

Liên quan đến vấn đề phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, quy định thẩm quyền như dự thảo Luật là điểm khác biệt rất lớn so với Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công. Quan điểm chung là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng đối với dự án điện hạt nhân phải cân nhắc hết sức thận trọng, báo cáo kỹ lưỡng với Quốc hội vấn đề này.

Còn theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cần làm rõ cơ sở, tác động và ảnh hưởng của phân cấp, phân quyền trong thực hiện các dự án năng lượng hạt nhân. Về chủ trương, các dự án lớn sẽ do Quốc hội quyết định, còn dự án cụ thể (công suất dưới 2.000MW) sẽ chủ động giao Chính phủ quyết định chủ trương.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng 600 đầu sách cho cán bộ, chiến sĩ

Ngày 17/4, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động phối hợp với Thư viện và Tủ sách thành phố Huế và Nhà văn hóa Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố, tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025.

Tặng 600 đầu sách cho cán bộ, chiến sĩ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 - 15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

TIN MỚI

Return to top