ClockThứ Hai, 30/01/2023 06:25

Thêm cơ hội xúc tiến đầu tư FDI tại chỗ

TTH - Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vững mạnh, đóng góp vào tăng trưởng địa phương không chỉ là kỳ vọng của chính quyền mà còn là mục tiêu mà câu lạc bộ FDI đang hướng đến.

Vốn FDI sẽ đổ mạnh vào Việt Nam trong năm 2023Tạo sức bật trong tăng trưởng kinh tế khối FDIĐể doanh nghiệp FDI là động lực trong phát triển kinh tếNguồn lực cho doanh nghiệp FDI11 tháng, giải ngân vốn FDI cao nhất trong 5 năm

Cơ hội xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nghiệp FDI

Đóng góp vào tăng trưởng

Doanh nghiệp FDI đang có những bước tăng trưởng trong 2 năm qua, mặc dù gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nếu như năm 2021, một năm chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh, doanh thu khu vực này đạt 1.200 triệu USD, nộp ngân sách gần 3.000 tỷ đồng, chiếm 26,2% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh, thì năm 2022, doanh thu ước đạt 1.450 triệu USD; giá trị xuất khẩu ước đạt 784 triệu USD; nộp ngân sách 3.350 tỷ đồng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp này cũng góp phần giải quyết 22.500 lao động địa phương. Những đóng góp trực tiếp này không hề nhỏ so với con số 116 dự án đang có hiệu lực hoạt động trên địa bàn.

Theo ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, không chỉ đóng góp trực tiếp vào ngân sách, khu vực FDI còn góp phần tạo nên những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động.

Ngoài ra, con số 7 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong năm 2022 cũng có sự đóng góp không nhỏ của khối này.

Các cuộc gặp gỡ, xúc tiến đầu tư được tổ chức nhiều hơn sau khi dịch được kiểm soát

Cơ hội thu hút đầu tư tại chỗ

Để tạo nên sự gắn kết trong khối này, năm 2018, Câu lạc bộ Doanh nghiệp FDI (CLB) Thừa Thiên Huế chính thức thành lập. CLB không chỉ đơn thuần là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận, tập hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, mà đây còn là kênh trao đổi thông tin về các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực kinh tế nói chung, trong đó có đầu tư nước ngoài và hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thông qua các hoạt động thể thao, chia sẻ các đơn hàng hay đơn giản là các buổi gặp mặt thân mật..., các thành viên CLB đã có cơ hội gắn kết cùng nhau trong phát triển kinh tế lẫn các hoạt động thể thao, các hoạt động cộng đồng.

Ông Trần Văn Mỹ - Tổng Giám đốc Trung tâm quản lý miền Trung Tập đoàn Scavi - Chủ tịch CLB FDI Huế thông tin, vào tháng 5/2022, CLB FDI tái khởi động lại hoạt động sau thời gian dài bị gián đoạn bởi dịch bằng sự kiện Investors Meet-up tại khách sạn Azerai với 40 doanh nghiệp và các thành viên tham dự. Xuyên suốt chủ đề “Connected for growth” (kết nối để phát triển), các thành viên có cơ hội được giới thiệu hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, kết nối với cộng đồng các thành viên trong CLB. Dịp này, CLB cũng ghi nhận có sự tham dự của rất nhiều nhà đầu tư mới tại Huế. Đây là cơ hội rất lớn để các DN FDI chia sẻ, kết nối trong các hoạt động đầu tư, góp phần thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ như định hướng của Thừa Thiên Huế trong xúc tiến đầu tư của tỉnh thời gian qua.

Ngoài ra, vai trò cầu nối đang được CLB thực hiện khá rõ, khi thời gian qua, ban chủ nhiệm CLB đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp với Chính phủ, các bộ, ngành và lãnh đạo tỉnh thông qua các cuộc họp, cuộc gặp gỡ. Hay tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp FDI do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp, CLB FDI tổ chức mới đây, đại diện các nhà đầu tư FDI đã có những chia sẻ về hoạt động của doanh nghiệp, cũng như đề xuất những chính sách từ địa phương để DN FDI có thể đồng hành cùng tỉnh trong phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ nhiệm CLB FDI kỳ vọng, thời gian tới, CLB sẽ tập trung tăng cường kết nối giữa các thành viên trong CLB và mở rộng đến mạng lưới các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các sự kiện kết nối tổ chức định kỳ, sự kiện thể thao. Trong đó, CLB sẽ quan tâm việc giúp đỡ nhiều thành viên mới đầu tư, giúp các thành viên nhanh chóng hội nhập và thành công tại tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia tích cực, hỗ trợ trực tiếp, kịp thời từ đơn vị liên quan để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc của các thành viên tại địa phương, thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh của thành viên thông qua các sự kiện kết nối và tháo gỡ khó khăn. Thúc đẩy những cam kết và sự tham gia tích cực về trách nhiệm cộng đồng: trách nhiệm xã hội và môi trường của các thành viên để DN FDI không chỉ là động lực trong phát triển kinh tế mà còn góp phần tạo nên môi trường hoạt động cởi mở, thúc đẩy các DN FDI vào nghiên cứu, đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách mạnh mẽ.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

TIN MỚI

Return to top