ClockThứ Ba, 16/01/2024 11:02

Tạo giá trị và hiệu quả mới từ đổi mới sáng tạo

TTH - Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) được xác định là “chìa khóa” để tỉnh chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao...

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDIThúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên du lịchCác dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên khó vào thực tế

Đổi mới sáng tạo từ nghề thêu truyền thống làm tăng giá trị, thương hiệu sản phẩm trên thị trường 

Khẳng định giá trị

Với quan điểm đặt doanh nghiệp là trọng tâm, xem doanh nghiệp là động lực tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh đã kiến tạo môi trường thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và KNĐMST. Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST trên các lĩnh vực cũng được ban hành, nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong các thế hệ sinh viên, thanh niên và cộng đồng doanh nghiệp. Cuộc thi KNĐMST cấp tỉnh hàng năm là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy, lan tỏa tinh thần KNĐMST trong cộng đồng.

Qua 8 lần tổ chức, cuộc thi quy mô cấp tỉnh này đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia với hơn 400 hồ sơ đăng ký dự thi và đã có hàng chục ý tưởng, dự án có tiềm năng phát triển, có tính thương mại hóa cao. Cũng từ sân chơi lớn này, một số dự án đã đạt giải nhất cuộc thi cấp vùng miền Trung và Tây Nguyên và các giải thưởng khác. Nhiều dự án không ngừng phát triển lớn mạnh từ cuộc thi, vươn lên phát triển, lan tỏa trong cả nước và hội nhập với thị trường thế giới.

Mỗi một năm, cuộc thi KNĐMST cấp tỉnh luôn có những khác biệt. Ngoài số lượng hồ sơ dự thi tăng lên qua từng năm, các dự án, ý tưởng có xu hướng khai thác tiềm năng, tài nguyên bản địa của tỉnh để phát triển. Đơn cử như tại cuộc thi năm 2023 này, một số dự án như: "Ngũ cốc Mộc An - Hành trình phát triển bền vững từ vùng tài nguyên bản địa"; tinh dầu màng tang được chiết xuất từ cây màng tang ở vùng núi Bạch Mã; "Yến cung đình Huế - Mang hảo vị hoàng gia đến với mọi nhà"…

Một số dự án khai thác truyền thống văn hóa ẩm thực và tài nguyên du lịch cộng đồng tiêu biểu như dự án "thịt bò gác bếp A Lưới"; dự án khai thác mô hình du lịch trải nghiệm sáng tạo "Hương vị Tam Giang". Hay nhiều bạn sinh viên cũng đã vận dụng kiến thức "học đi đôi với hành" để nghiên cứu, sáng tạo, khởi nghiệp thông qua các ý tưởng, dự án mới lạ được đánh giá cao như: "Medifind - Ứng dụng hỗ trợ sử dụng kháng sinh an toàn"; "Giải pháp sản xuất giá thể - sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bèo lục bình và vỏ trái dừa"... Ngoài ra còn có những ý tưởng, dự án về ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu; phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và các ý tưởng dự án có tác động về mặt xã hội, hướng đến cộng đồng...

Đồng hành đưa ý tưởng sáng tạo phát triển

Rất giàu tiềm năng, lợi thế về truyền thống văn hóa, tài nguyên bản địa, điều kiện thiên nhiên đa dạng, phong phú, cái nôi của nghiên cứu khoa học, tri thức và có hệ sinh thái KNĐMST đang được các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị gầy dựng phát triển, nên việc hình thành ý tưởng, dự án KNĐMST luôn mang tính mới, sáng tạo, đa dạng. Những dự án, ý tưởng sáng tạo từ trước đến nay đều tác động tích cực và có ý nghĩa về kinh tế - xã hội cũng như tính khả thi và hiệu quả thương mại khi đưa vào thực hiện.

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, để luôn đồng hành và nối dài con đường khởi nghiệp của các dự án, ý tưởng, quan điểm của ngành KH&CN là không "bỏ rơi" giữa chừng mà sẽ cùng các dự án KNĐMST xây dựng, quảng bá và phát triển về hình ảnh, thương hiệu sản phẩm cũng như ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng, mẫu mã, sáng tạo mới, làm tăng thêm giá trị sản phẩm. Để KNĐMST có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển, ngành KH&CN cùng các ngành liên quan tiếp tục tập trung hỗ trợ, thúc đẩy các ý tưởng, dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp về du lịch, công nghệ thông tin, truyền thông, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh học, dược liệu, y tế.

Không dừng lại trong khuôn khổ, quy mô nhỏ hẹp, tỉnh đang tập trung phát triển hệ sinh thái KNĐMST theo hướng "mở". Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của tỉnh nhằm kiến tạo, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo, hướng đến xây dựng tỉnh phát triển bền vững. Chính quyền địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn không chỉ dựa vào nguồn lực bên trong từ các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn của mình, mà còn sử dụng trí tuệ bên ngoài, chính là các bạn trẻ, các startup, các viện, trường... là nguồn lực để phát triển những sản phẩm mới.

Chỉ có đổi mới sáng tạo mới tạo ra giá trị mới, cách làm mới, hiệu quả mới, tiếp cận nhanh với tốc độ phát triển của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng cho rằng, để Huế tiếp tục xứng đáng là thành phố hấp dẫn về KNĐMST, các ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng khởi sự kinh doanh và KNĐMST trên toàn tỉnh, theo định hướng phát triển hệ sinh thái KNĐMST mở. Trong đó, tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách đặc thù, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp KNĐMST. Thu hút các nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào liên kết khởi nghiệp tại Huế. Các cấp, các ngành, địa phương cần hoạch định các chiến lược phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, đặt ra những bài toán, những vấn đề trọng tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia đầu tư phát triển, trọng tâm là trong các lĩnh vực ưu thế của tỉnh.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top