ClockThứ Ba, 10/08/2021 06:30

Phòng dịch COVID-19 tại chợ: Chủ động ứng phó với các tình huống

TTH - Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các chợ theo đó cũng rất cao. Trước tình hình đó, ban quản lý các chợ đã có nhiều phương án phòng, chống dịch bệnh cũng như sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất.

Kiểm soát chặt chốt kiểm soát y tế Ga Huế và chợ truyền thốngSớm áp dụng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất kinh doanhPhải đeo khẩu trang suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ

Đội bảo vệ chợ đầu mối Phú Hậu hướng dẫn người dân khai báo y tế trước khi vào chợ

Sẵn sàng các phương án

Mỗi ngày chợ đầu mối Phú Hậu đón rất nhiều lượt người, xe từ các nơi khác nhau đưa nông sản, hàng hóa đến đây trước khi tỏa đi nơi khác. Vào khung giờ 0h – 6h sáng, chợ đầu mối Phú Hậu sôi động, rộn ràng với các chuyến xe vào ra với khoảng 500- 600 người, cao điểm có lúc lên đến 1.000 người.

Từ đầu tháng 5, Ban quản lý (BQL) chợ Phú Hậu đã áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định của UBND tỉnh. Đặc biệt, với các phương tiện vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh khi đến khu chợ đều phải đăng ký trước, BQL theo sát bản đồ vùng dịch do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Thừa Thiên Huế cung cấp để kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, từ hộ khẩu thường trú của tài xế, phụ xe và lộ trình xe, từ đó có các phương án khác nhau cho từng trường hợp nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Với những chuyến xe vào chợ, tùy vào thời gian dừng mà BQL chợ có các cách xử lý khác nhau.

“Thời gian dừng dưới 60 phút thì tài xế được lựa chọn hai phương án: cách ly tại cabin xe hoặc cách ly tại phòng cách ly tạm thời của công ty. Còn nếu dừng lâu hơn 60 phút thì bắt buộc phải vào phòng cách ly tạm thời. Với tài xế chọn phương án cách ly tại cabin sẽ có lực lượng bảo vệ đến kiểm tra phù hiệu xe, nếu hợp lệ sẽ niêm phong cabin bằng tem chuyên dụng, tài xế ngồi trong không được mở cửa, không được kéo kính xe xuống trong thời gian đó”, ông Trần Hữu Lộc, Giám đốc điều hành Công ty CP kinh doanh Tân Phú Hậu cho biết.

Các phương án nhằm đối phó với trường hợp xuất hiện F0 cũng được BQL chợ Phú Hậu xây dựng và chuẩn bị kỹ càng. Khi xuất hiện F0, người cách ly, chợ phong tỏa, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, chợ Phú Hậu cung cấp hàng hóa, nhất là rau củ, cho Huế và Quảng Trị nên không thể bị đình trệ quá lâu. BQL chợ đã dùng phương án chỉ sử dụng một nửa nhân lực nhằm đề phòng khi dịch xuất hiện, toàn bộ tiểu thương và nhân viên khu chợ phải đi cách ly. Khi ấy công tác tiêu độc, khử trùng khu chợ sẽ được áp dụng ngay lập tức và một nửa nhân lực còn lại của BQL sẽ tiếp tục điều hành chợ hoạt động trở lại. Ông Lộc nói: “Ngay cả tôi là giám đốc nếu đi cách ly thì cũng đã chuẩn bị sẵn hai người để thay thế rồi”.

Không chỉ tại chợ đầu mối Phú Hậu, chợ Đông Ba cũng là khu vực mà các hoạt động buôn bán diễn ra thường xuyên với số lượng người rất đông. Bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng BQL chợ chia sẻ, có lúc chợ Đông Ba tập trung hơn 3.000 người, nhưng hiện nay đã có dấu hiệu giảm đi nhiều do người dân lo sợ tình hình dịch bệnh phức tạp.

“BQL chợ Đông Ba cũng đã có nhiều biện pháp để phòng, chống dịch như đặt pano, áp phích về phòng dịch tại các khu vực chợ, tuyên truyền bằng xe phát thanh cũng như lắp đặt những máy sát khuẩn tự động tại mỗi cổng vào của chợ. BQL chợ còn tổ chức kiểm soát người dân ra, vào chợ bằng cách cho người dân quét mã QR và tiến hành khai báo y tế, cũng như có những phương án phối hợp với UBND phường, TP. Huế và tỉnh trong trường hợp xuất hiện F0”, bà Trà cho hay.

Các khu chợ khác như Trường An, An Cựu, BQL chợ đều có những khuyến nghị và nhắc nhở người dân thực hiện các phương án phòng dịch nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Những tồn tại

Đối với tiểu thương và khách hàng, BQL chợ Phú Hậu bắt buộc họ phải thực hiện đúng 3 trong khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đó là phải khai báo y tế, đeo khẩu trang và khử khuẩn trước khi vào chợ. “Chúng tôi bố trí nhân sự để kiểm tra, đo thân nhiệt, phát khẩu trang và nước rửa tay cho người dân tại 3 cổng của chợ. Tuy nhiên lượng người quá lớn trong khi nhân sự chợ có hạn, BQL chợ đã phải liên kết với công ty bảo vệ để thuê thêm người nhưng vào đỉnh điểm lúc số người lên đến 1.000 thì mọi chuyện khá khó khăn vì các bước đó đều làm thủ công. Mặc dù chợ có mã QR, nhưng quét mã thường chỉ có nhân viên chợ”, ông Lộc thông tin.

BQL chợ Đông Ba cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Buổi tối thường là thời gian nhập hàng của chợ Đông Ba, do đó BQL chợ đã phối hợp với phường thành lập chốt chặn trên đường Chương Dương. Xe muốn vào nhập hàng phải đăng ký từ trước và thực hiện cách ly trên xe đối với tài xế cũng như phụ xe để đảm bảo phòng dịch.

Bài, ảnh: PHƯỚC CHÂU - ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top