ClockThứ Năm, 15/07/2021 19:42

Phải đeo khẩu trang suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ

TTH.VN - Ngày 15/7/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh đã ban hành "Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối, chợ dân sinh".

Bộ Y tế trình Thủ tướng chỉ thị mới về phòng, chống dịch Covid-19Tuyệt đối không lơ là trong phòng chống dịch

Theo đó, người mua hàng không đi chợ khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Phải đeo khẩu trang khi vào chợ, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi xếp hàng tại lối vào, khi thanh toán, khi trao đổi với người bán hàng... Rửa tay sát khuẩn khi vào chợ và khi ra về. Sử dụng ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu dùng điện thoại thông minh. Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

Người bán hàng, người lao động tại chợ không đi bán hàng, đi làm khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn, nhất là khi đến chợ, sau khi ra về. Không bắt tay, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi… Cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian bán hàng, làm việc nếu có điện thoại thông minh. Thông báo kịp thời cho ban quản lý chợ hoặc cơ sở y tế khi/hoặc phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

Ban quản lý chợ có trách nhiệm khuyến khích người bán hàng thực hiện đo thân nhiệt cho khách hàng tại các quầy hàng, điểm giao nhận hàng. Bố trí nơi bán hàng, quầy hàng giãn cách phù hợp, khuyến khích lắp đặt vách ngăn giữa các quầy hàng; triển khai kẻ vạch xác định vị trí đứng, khoảng cách giữa người bán hàng và người mua hàng... Yêu cầu người bán hàng, người lao động tại chợ phải đeo khẩu trang, cài đặt và bật ứng dụng truy vết, khai báo y tế nếu có điện thoại thông minh...

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người bán hàng, người lao động tại chợ và người mua hàng như bố trí đặt biển hướng dẫn các quy định về phòng chống dịch...

Người mua hàng, bán hàng và lao động tại chợ đều phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Ban quản lý chợ (nếu có). Ban quản lý chợ phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc người bán hàng, người lao động tại chợ và người mua hàng thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Công an TP. Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Tối 29/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế. Tham dự về phía Bộ Công an có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía Thừa Thiên Huế có các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thành lập Công an TP Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế
Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Cục Hải quan tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2025 là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Cục Hải quan ngày 26/12.

Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

TIN MỚI

Return to top