ClockThứ Tư, 17/11/2021 14:25

Phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ký kết hợp tác về công nghệ thông tin – viễn thôngKý kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số toàn diệnViện Nghiên cứu phát triển tỉnh và VNPT Thừa Thiên Huế ký kết hợp tácKý kết thoả thuận hợp tác triển khai tích hợp cổng thanh toán VNPT- Pay vào ứng dụng Hue-SChia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi sốHình mẫu chuyển đổi số và điểm đến của những sự kiện công nghệ lớnKhai mạc Khu trải nghiệm, trưng bày giải pháp Chuyển đổi sốỨng dụng thương mại điện tử - Giải pháp bứt phá cho doanh nghiệp

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Thành Trung/TTXVN.

Đây là một trong 10 Hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số”.

Phát biểu khai mạc, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII  của Đảng đã xác định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba đột phát chiến lược cho giai đoạn 5 năm tới đây.

Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ sở nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên kinh tế tri thức, kinh tế số và lao động có trình độ công nghệ cao. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tạo ra những thay đổi lớn trong cung - cầu của thị trường lao động. "Đối với nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn hạn chế như ở nước ta, việc chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là cơ hội để thúc đẩy phát triển, đồng thời là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay", ông Đỗ Ngọc An chỉ rõ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đã được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực được chú trọng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Nguồn nhân lực tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020. Nhân lực chất lượng cao tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng.

Tuy nhiên, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cụ thể, ở bình diện quốc gia, mới đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; chuyển đổi số ngành giáo dục...

Với tham luận "Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu chuyển đổi thị trường lao động", bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, tiến bộ công nghệ và chuyển đổi theo hướng xanh sạch hơn sẽ mở ra những cơ hội, thay đổi tích cực nhưng đồng thời khiến thị trường lao động bị xáo trộn. Việc đánh giá về nhu cầu kỹ năng cho tương lai cần dựa vào phân tích thấu đáo hơn về những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới từng ngành kinh tế.

Theo bà Nguyễn Hồng Hà, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần nhạy bén và có sức chống chịu hơn; bên cạnh đó cần trao quyền quyết định lớn hơn cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch, triển khai đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần được trao quyền tự quyết lớn hơn; lấy người học làm trung tâm của giáo dục nghề nghiệp; xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng, ban hành hướng dẫn thực hiện...

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top