ClockThứ Bảy, 16/02/2019 13:30

Phát triển dịch vụ thương mại

TTH - Cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, năm 2019 các siêu thị như Big C, Co.opMart; các cửa hàng tiện ích tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung một số dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và khách du lịch.

Tạo sự đột phá về du lịch, thương mạiPhát triển thương mại, dịch vụ thành ngành mũi nhọnPhát triển thương mại, dịch vụ

Khách hàng mua sắm tại Big C Huế

Sau gần 10 năm có mặt tại Huế, đến nay Siêu thị Big C Huế đã có chỗ đứng trong lòng người dân và khách du lịch khi tổng lượng khách tham quan và mua sắm luôn tăng từ 3-5%, đạt con số 1,8 triệu lượt khách/năm và doanh thu của năm 2018 đạt gần 500 tỷ đồng. 

Giám đốc Siêu thị Big C Huế, bà Võ Thị Thu Thủy cho rằng, để thu hút nguồn khách cũng như cạnh tranh với các siêu thị trên địa bàn, năm 2019, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, DN đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng tầng 1, đẩy mạnh các chương trình, hoạt náo vào các dịp lễ, cuối tuần như chương trình dạy chế biến các món bánh cho các học sinh, mời khách hàng trải nghiệm dùng thử sản phẩm, mời khách hàng chế biến món ăn… Ngoài việc nâng cao chất lượng, DN luôn đầu tư kinh phí để trang trí và trưng bày siêu thị vào các dịp lễ theo từng chủ đề khác nhau, tạo không gian bắt mắt.

Theo bà Thủy, một trong những mục tiêu của năm 2019 là liên kết với các DN, nhà sản xuất để tăng cường số lượng hàng địa phương vào siêu thị nhằm tạo sự phong phú, đa dạng sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện để nông sản địa phương vào kênh phân phối hiện đại của hệ thống Big C toàn quốc. Với 120 sản phẩm hiện có tại Big C, năm 2019 DN phấn đấu tăng lên 150 sản phẩm và sẽ về tận các huyện, thị xã để hướng dẫn người dân các thủ tục pháp lý để hàng địa phương có mặt nhiều hơn tại Big C Huế.

Cùng với Big C Huế, năm 2019 một số DN sản xuất hàng đặc sản, kinh doanh dịch vụ, như: mè xửng Thiên Hương, dầu tràm Kim Vui, trà cung đình Đức Phượng đầu tư kinh phí cải tiến mẫu mã và thiết kế bộ quà tặng đặc sản Huế để thu hút khách.

Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn TP. Huế đạt trên 30 ngàn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa thương nghiệp gần 23 ngàn tỷ đồng và hoạt động dịch vụ trên 7 ngàn tỷ đồng.

Giám đốc Công ty TNHH Tinh dầu Kim Vui, bà Trần Thị Vui cho biết, với trên 200 đại lý có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, hiện các loại tinh dầu, dầu tràm mang thương hiệu Kim Vui không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà vươn ra các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, DN luôn chú trọng đầu tư cải tiến mẫu mã và thiết kế bao bì đóng gói phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năm 2018, DN cho ra đời các hộp quà tặng đẹp mắt chứa đựng nhiều loại tinh dầu, như tinh dầu tràm, cao dầu tràm, tinh dầu xả, bưởi…

Để thực hiện mục tiêu đạt mức tăng trưởng 15% so với năm 2018, năm 2019 UBND TP. Huế tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, dịch vụ thương mại, đồng thời khai thác tối đa các sản phẩm du lịch hai bên bờ sông Hương; kết nối cung cầu hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản Huế như trầm hương Thủy Xuân, áo dài Huế, mè xửng, thanh trà…

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành, năm 2019 TP. Huế tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn, trong đó tập trung kêu gọi đầu tư khu trung tâm mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản Huế tại số 15 Lê Lợi, dự án Tổ hợp khách sạn kết hợp thương mại số 3 Đống Đa, công viên ánh sáng Phú Xuân, đồng thời liên kết nhà đầu tư để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại Trung tâm văn hóa 75 Trần Hưng Đạo.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top